Đàn lợn âm dương
Sản phẩm: Hộp bút
Chất liệu: Chất liệu gỗ, in nét đen kèm theo combo màu và bút để tô theo ý thích
Kích thước: 20x17cm
Giá bán: 200.000 VNĐ
Free Shipping Worldwide
Cash On Delivery
Special Gift Card
24/7 Customer Service
“Mẹ con đàn lợn âm dương,
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu”
Những câu thơ tha thiết, đầy xúc cảm trên đây trích trong bài "Bên kia sông Đuống" của tác giả Hoàng Cầm. Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc sau khi miêu tả vẻ đẹp của quê hương Kinh Bắc là những câu chữ sắc bén "kể tội" quân thù.
"Mẹ con đàn lợn âm dương" được tác giả nhắc đến chính là một trong những mẫu tranh đặc trưng được yêu thích nhất của dòng tranh Đông Hồ xứ Kinh Bắc từ xa xưa cho đến ngày nay. Ta thấy ở bức tranh là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển. Vì sao con lợn vốn là vật nuôi rất gần gũi và quá quen thuộc ở nông thôn lại đi vào tranh? Và, con lợn trong tranh đó có gì khác với con lợn bên ngoài đời thực? Phải chăng nó là một trong những con giáp của người Việt?
Câu trả lời có lẽ chính là quan niệm về thế giới quan của người Việt…
Lợn trong tranh Đông Hồ gắn bó với người dân cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh lợn đàn vừa như tả thực chú lợn mẹ với một đàn con quây quần sung túc, nhưng người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó những nét khái quát đầy chất tạo hình. Chúng ẩn hiện đâu đó âm hưởng của điêu khắc đình làng với những nét chắc khỏe, vững chãi vừa như thô mộc, nhưng lại rất tinh tế. Không chỉ vậy, hình ảnh con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên tranh lợn biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.