Lợn ăn lá dáy
Chất liệu: Vải canvas
Kích thước: Rộng 43cm x cao 30cm x chặn góc đáy 12cm, quai may chữ X
Giá bán: 250. 000 VNĐ
Free Shipping Worldwide
Cash On Delivery
Special Gift Card
24/7 Customer Service
Hỡi cô thắt bao lưng xanh,
Có về làng Mái với anh thì về.
Làng Mái có lịch có lề,
Có ao tắm mát, có nghề làm tranh.
Nàng về nàng ở với anh,
Cùng nhau “Vẽ, khắc” in tranh Lợn, Gà”
Hình ảnh con lợn (heo) trong tranh Đông Hồ là một trong những tạo hình đẹp nhất của loài vật này, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc và gần gũi với con người thôn quê. Vì sao con lợn vốn là vật nuôi rất gần gũi và quá quen thuộc ở nông thôn lại đi vào tranh? Và, con lợn trong tranh đó có gì khác với con lợn bên ngoài đời thực? Phải chăng nó là một trong những con giáp của người Việt? âu trả lời có lẽ chính là quan niệm về thế giới quan của người Việt… Lợn trong tranh Đông Hồ gắn bó với người dân cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh lợn đàn vừa như tả thực chú lợn mẹ với một đàn con quây quần sung túc, nhưng người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó những nét khái quát đầy chất tạo hình. Chúng ẩn hiện đâu đó âm hưởng của điêu khắc đình làng với những nét chắc khỏe, vững chãi vừa như thô mộc, nhưng lại rất tinh tế. Không chỉ vậy, hình ảnh con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên tranh lợn biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.