Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Cùng nhìn lại bảo vật quốc gia tác phẩm “Gióng” - Tranh sơn mài sáng tác năm 1990 của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Cùng nhìn lại bảo vật quốc gia tác phẩm “Gióng” - Tranh sơn mài sáng tác năm 1990 của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Nằm trong số 7 bức tranh được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam liệt vào danh sách Bảo vật Quốc gia, tác phẩm sơn mài "Gióng" của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm được đánh giá là một trong những họa phẩm kinh điển của hội họa Việt Nam giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 20. Tác phẩm không chỉ thể hiện đặc trưng sáng tác giai đoạn mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 mà còn biểu hiện phong cách nghệ thuật ấn tượng của tác giả. Tác phẩm cũng là sự ngợi ca và khẳng định tinh thần yêu nước, cũng như ý chí chiến đấu, xây dựng và bảo vệ biên cương Tổ quốc, dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu về Bảo vật Quốc gia, tác phẩm "Gióng" của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua bài viết dưới đây.

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm quê tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 19 tuổi, họa sĩ đã đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 15, học cùng lớp với các họa sĩ như Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình. Nguyễn Tư Nghiêm được ghi danh vào bộ tứ của hội họa hiện đại Việt Nam bao gồm Phái – Sáng – Liên – Nghiêm (Bùi Xuân Phái – Nguyễn Sáng – Dương Bích Liên – Nguyễn Tư Nghiêm).

                     

                                                       Chân dung họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Được xem là “tứ trụ” của thế hệ thứ hai của hội hoa hiện đại Việt Nam, cùng với nhóm “tứ trụ” đầu tiên bao gồm Nguyễn Gia Trí – Tô Ngọc Vân – Nguyễn Tường Lân – Trần Văn Cẩn là những gương mặt thành tựu tiêu biểu và là những đại diện nổi bật của mỹ thuật Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như “Đêm giao thừa bên hồ Gươm”, “Con nghé”, “Nông dân đấu tranh chống thuế”, “Điệu múa cổ”, “Mười hai con giáp”, “Kim Vân Kiều”.

                     

                                                                                    Kim Vân Kiều

                                                                             Mười hai con giáp

Giải thưởng:

·         Giải nhất triển lãm duy nhất, tác phẩm: Cổng làng Mía, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu. (1944)

·         Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc kháng chiến(1948) tác phẩm: Du kích làng Phù Lưu

·         1957: Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Con nghê.

·         1975: Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, tác phẩm: Hai đĩa sơn mài.

·         1985: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện thực ở Sophia (Bulgaria), tác phẩm: Điệu múa cổ I năm.

·         1987: Giải chính thức Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, tác phẩm; Điệu múa cổ II. 1

·         1990: Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Gióng.

·         1996: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.

Bảo vật Quốc gia - “Gióng”

Bảo vật quốc gia tranh sáng tác trên chất liệu sơn mài, tác phẩm “Gióng” hiện đang được trưng bày tại Phòng 16 của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm có kích thước 90x120.3 cm, được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác vào năm 1990.

                     Bảo vật Quốc gia "Gióng" hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tác phẩm thể hiện chủ đề anh hùng dân tộc Thánh Gióng bằng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể, vị lai. Được sáng tác vào đầu thế kỷ 20, tác phẩm được Nguyễn Tư Nghiêm sử dụng kỹ thuật đặc sắc, độc đáo, vận dụng nhiều các nét kỷ hà, xen lẫn các yếu tố trang trí là những họa tiết, hoa văn vận dụng từ nghệ thuật Đông Sơn là các họa tiết trang trí phổ biến trên các rìu đồng, lá chắn ngực, văn hình zích zắc, văn hình vòng tròn đồng tâm… Nguyễn Tư Nghiêm với tác phẩm “Gióng” đã đưa người xem về một thời kỳ huyền sử xa xưa với cội nguồn văn hóa dân tộc bằng loại hình ngôn ngữ biểu hình của nghệ thuật phương Tây hiện đại. Hình tượng Thánh Gióng được thể hiện trong các loại trang phục thường thấy ở các nhân vật thuộc nghệ thuật Đông Sơn cởi trần, đeo tấm chắn ngực, phần thân bên dưới ngoài lớp vải khố là những lớp xẻ vạt trước sau. Trang phục màu vàng nhạt, điểm các sắc ghi ánh cam, trắng… hòa cùng với sắc ghi xám bạc của con ngựa sắt tạo thành một mảng sắc mang tính trung gian điềm tĩnh trên nền son nhạt nóng ấm. Các vệt màu mà họa sĩ cố tình biểu đạt như chấm đỏ, vệt đen sậm như tia chớp ẩn hiện, khéo léo lồng phía trước và sau tranh làm thành một bố cục có sự phối hợp chặt chẽ giữa các mảng màu. Hình tượng tác phẩm cũng được nâng đỡ sức bay. Qua sự chồng chéo hình thức, nhịp điệu, màu sắc cũng như ánh sáng thì danh họa Nguyễn Tư Nghiêm cũng đã thể hiện thành công một “cảm giác động” và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn, cấu trúc phức tạp của thế giới.

Họa phẩm “Gióng” được giới văn nghệ sĩ đánh giá rất cao vì nó hội tụ đầy đủ tinh hoa và các giá trị nghệ thuật đặc sắc. “Gióng” mang sức mạnh đề cao giá trị văn hóa, tinh thần của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta qua 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Họa phẩm này từng giành được Giải Nhất triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990. Ngay sau khi được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mua lại bức tranh này và hiện nay Bảo tàng Mỹ thuật còn giữ được giấy thông báo mua tác phẩm gửi họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Trên đó đồng thời cũng còn lưu giữ lưu bút và chữ ký đồng ý bán tranh của họa sĩ.

Với những điểm nổi bật và độc đáo, tác phẩm “Gióng” đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “Bảo vật Quốc gia” năm 2017.

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000