Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Đinh Ý Nhi – Nữ họa sĩ cá tính bậc nhất của hội họa Việt ghi dấu ấn với triển lãm Người của ngày hôm qua
Đinh Ý Nhi – Nữ họa sĩ cá tính bậc nhất của hội họa Việt ghi dấu ấn với triển lãm Người của ngày hôm qua
Chiều thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Người của ngày hôm qua” của hoạ sĩ Đinh Ý Nhi. Đinh Ý Nhi là một gương mặt họa sĩ nổi tiếng, cá tính bậc nhất trong làng hội họa Việt Nam. Cô ghi dấu với phong cách độc đáo, cá tính riêng biệt không trộn lẫn hay giống bất cứ ai. Xem tranh của cô vừa khắc khoải u buồn, vừa độc đáo hấp dẫn. Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu về họa sĩ Đinh Ý Nhi và triển lãm mới nhất của cô khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua bài viết dưới đây.

                     

                                         Triển lãm "Người của ngày hôm qua" của họa sĩ Đinh Ý Nhi

Họa sĩ Đinh Ý Nhi, sinh năm 1967 trong một gia đình làm nghệ thuật, có bố là GS – họa sĩ Đinh Trọng Khang, em trai là nhà điêu khắc Đinh Gia Lê. Bố mẹ chồng họa sĩ là GS Nguyễn Lộc và nhà thơ Ý Nhi. Đinh Ý Nhi là người có tất cả, vậy mà tranh của cô lại cả một khối khắc khoải, day dứt được đan dệt bằng những màu sắc hoặc chói gắt hoặc lạnh lẽo.

Họa sĩ từng tâm sự: “Tôi không vẽ được nhiều. Một năm cũng chỉ hơn chục bức, dù ngày nào cũng ngồi vào giá vẽ và làm việc cực kỳ nghiêm túc như một công nhân hay một nhân viên văn phòng. Tôi vẽ không quá nặng nhọc, vì nó là đam mê, cũng không phải tôi quá bế tắc, vì tôi vẫn tìm được “đường ra” cho các ý tưởng của mình. Nhưng tranh của tôi không phải chỉ có “một nước”, nó không phải là quét màu lên toan để thể hiện một ý tưởng nào đó định sẵn trong đầu. Đường nét và màu sắc đến trong khi tôi vẽ, và những lúc như vậy thì phải đuổi theo nó, có khi đuổi mãi mới nhận ra mình sai đường, lại phải đi lại đường khác. Tôi phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần, tranh của tôi vì thế cũng “gập ghềnh” hơn. Và cũng có thể do đó nó đạt được một chiều sâu nào đó".

                                   Chân dung nữ họa sĩ cá tính bậc nhất của hội họa Việt

Tôi không thể chịu được có những họa sĩ thời thượng phác thảo ra các ý tưởng rồi thuê các họa sĩ già (có nghề và không nổi tiếng) thực hiện hoàn chỉnh, ký tên và… bán. Tôi đã lao động nghiêm túc hơn họ, tôi có quyền để giá tranh tương xứng với lao động và cả tài năng (nếu có thể coi là có) của tôi. Còn cái gọi là đẳng cấp? Với người ngoại đạo, các giá trị trong hội họa có thể bị đảo lộn nhất thời do nhiều tác động khác nhau, mà chủ yếu là do sự ngộ nhận từ các phương tiện truyền thông, nhưng người trong nghề luôn luôn biết ai đã làm được những gì và đang đứng ở đâu”.

Một cuộc sống quá đầy đủ và hạnh phúc có phải là trở ngại cho những nghệ sĩ được coi là tiên phong như chị? Những ám ảnh mà người xem thấy trong tranh của chị là nhu cầu nội tại của người nghệ sĩ hay là một hình thức “xử lý thông tin” của Đinh Ý Nhi? Những gì mọi người nhìn thấy trong tranh của Đinh Ý Nhi thì chính xác không phải là cuộc sống của cô, mà là cuộc sống như cô nhìn thấy và cảm nhận.

     Triển lãm của Đinh Ý Nhi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng

Người họa sĩ, dù cho với tinh thần công dân nhất, không thể vẽ về tham nhũng, về bão lụt hay về cải cách hành chính mà đem lại hiệu quả xã hội như báo chí, truyền hình hay văn học. Điều họa sĩ quan tâm là thân phận con người cụ thể trong dòng chảy ấy, là sự đảo lộn của những giá trị thẩm mỹ, sự ngộ nhận về cái đẹp, từ choáng ngợp và tự ti trước làn sóng phương Tây đến mốt “về nguồn” theo kiểu làm sang…

Ai thì cũng có sở thích riêng, đam mê riêng và sở trường riêng. Người nghệ sĩ tiếp nhận thông tin tốt nhất là quan tâm xem mọi người quanh mình sống ra sao, quan tâm thật sự chứ không phải quan sát từ trên xuống, và kênh thông tin quan trọng nữa là xem đồng nghiệp đang sáng tạo thế nào, xem họ và nghe họ với sự chú tâm, học hỏi và cả sự phản biện nữa. Họa sĩ cho rằng nếu cô vẫn còn thấy muốn cầm bút vẽ, và vẽ vẫn “ra” được cái mình định vẽ thì cũng không sợ bị bỏ lại sau thời cuộc.

“Tôi không biết Nhi vẽ vào lúc nào. Tôi thật sự ngạc nhiên trước những bức tranh của Nhi, chúng hấp dẫn tôi bởi một tình cảm vừa mãnh liệt vừa đau đớn”

Hai bình, đúng ra là hai vại đất nung cắm thạch thảo trắng, một nứt, nước chảy dàn dụa trên sàn, là thứ trang trí duy nhất trong triển lãm Đinh Ý Nhi.

Thực ra, chẳng cần đèn, Nhi đã về với đen và trắng xưa cũ của mình, như 15 năm trước. Mười lăm năm đủ qua một kiếp đoạn trường. Đàn bà đi qua 15 năm của cuộc đời quay lại với mình dường như không phải chuyện nhỏ. Do thế, những ai từng biết Nhi sẽ đọc trên tranh Nhi thông điệp thời gian cùng với sự bất an được kìm nén đến mức điềm đạm, rành rọt. Đen trắng tự tạo ra tương phản và ánh sáng của riêng nó, không cần hỗ trợ bởi bất cứ nguồn sáng phi tự nhiên nào.

                                                    Đinh Ý Nhi và "người của ngày hôm qua"

Vả lại, không có đèn, tôi mò mẫm theo Nhi từng bức tranh dễ dàng hơn. Không đếm bao nhiêu bức, vì thêm nữa hay bớt đi cũng vậy, Nhi đang độc thoại trong từng tác phẩm, những người đang bà dạng chân mang cùng một nỗi đau, nhưng không trùng lặp tư thế. Chỉ là trạng thái câm nín, lẻ loi, giãi bày hoặc gánh chịu. Nhi không vẽ chân dung mình, thậm chí không hoàn toàn là thân phận mình. Nhi vẽ đàn bà. Đàn bà nói chung với những đớn đau và cười cợt đen trắng. Không hoa lá, chim bồ câu, mặt trăng và áo dài, không dịu dàng trẻ thơ bầu sữa mẫu tử và nụ cười bao bọc ấm áp.

Những nét sắc như dao cắt rạch ngang bức tranh, rạch ngang những khoảng trắng, khiến đôi khi người ta có cảm giác đứng trước một bức tranh khắc kim loại mà những vệt a-xít dường như quá tay. Mười lăm năm trước, độ khốc liệt của những lát cắt sâu chưa làm người ta đau lòng đến thế.

Và, có vẻ như do một thỏa hiệp với bản thân để giải nghĩa cho người xem đôi điều mà mười lăm năm trước chưa có, một số bức tranh của Nhi thêm vào những chữ “Check”, “Security” “Yes”…, nó làm cho những hình vẽ của Nhi càng giống những bức tranh vẽ bằng than trên tường vôi trắng của lũ trẻ, một thủa rất xa xưa. Nhưng, sự nguyệch ngoạc còn mà ấu thơ đã đi xa, nên có gì đó giống như đang làm cũ mình bởi một lý do trừ Nhi ra không ai biết được.

                                                    Những bức tranh mang hình hài phụ nữ

Một loạt bức tranh sơn dầu khổ to, vẽ một hình người duy nhất (cũng khó gọi là chân dung được). Trên nhiều tranh đề lặp đi lặp lại mấy câu tiếng Anh, đọc thấy là: Check (kiểm tra), Security (sự an toàn), Yes (Vâng). Những dấu chữ thập và cái hình nghuệch ngoạc “kiểu Ý Nhi” là những mô-đun, những chữ cái quen thuộc để nhận ra đây là tranh của nữ tác giả này. Mầu tranh và cách vẽ vẫn “xước sát”, mầu chồng nhiều lớp nhưng chuyển tông nóng hơn. Có họa sĩ bạn chị chúc mừng rằng, tranh bây giờ trông ấm cúng hơn đấy. Chị cười đáp vui lại là: “Trước lạnh lẽo là do người ta chưa có chồng, còn bây giờ chồng con rồi nó khác”.

Có lẽ triển lãm Những niềm vô hạn bỏ quên này là sự nối dài và tổng hợp của hai triển lãm chị từng bày là Những câu chuyện châu Á (2007) và Security (2009, Thái Lan)

Các bức tranh chị vẽ (những bức làm chị nổi tiếng ấy) đều có thể gọi là tranh chân dung, nhưng khó có thể gọi là chân dung một người cụ thể hay chân dung tự họa của chính họa sĩ. Tạm gọi đó là những bức “chụp cắt lớp” chân dung tinh thần của họa sĩ. Qua tranh, ta luôn luôn hình dung thấy con người tinh thần là một cô bé, một cô bé nhà ở thành phố, có dịp tản cư về nông thôn, cô bé ấy xếch xác, nghịch ngợm, xinh xắn, không quan tâm đến ăn mặc, và tâm hồn ẩn chứa đầy rẫy những bí ẩn thú vị. Tuy bé con nhất, nhưng cô là lãnh đạo trong những trò tai quái của lũ trẻ ở xóm, làm điên đầu người lớn. Và người lớn, thì chẳng ai thèm hiểu cô, trong khi, vừa nghịch và là bậc thầy của lũ trẻ kia, nhưng cô khá tò mò những chuyện của người lớn hơi sớm trước tuổi. Một thói tò mò được cô giấu tiệt cho riêng mình.

Thời gian trải qua, cô bé trở lại thành phố, đi học, lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường khác. Nhưng hình ảnh thời “thời oanh liệt” là một cô bé đáng yêu ấy vẫn còn đọng lại mãi trong tâm hồn cô. Rồi trưởng thành như mọi thiếu nữ khác, cô cũng được nếm trải những “chuyện người lớn” mà cô tò mò từ hồi bé. Cô bị một vài người đàn ông làm cho cô tổn thương và sung sướng, sung sướng thì ít mà tổn thương thì nhiều.

Triển lãm của Đinh Ý Nhi như một cách thử thách chính nữ họa sĩ khi tham gia vào "hành trình" nghệ thuật

Rồi cô trở nên dạn dĩ và mạnh mẽ trước cuộc đời, cô có một gia đình nho nhỏ ấm cúng. Nhưng cô vẫn nuối tiếc cái “thời oanh liệt nay còn đâu” ấy, bởi thời gian không thể quay ngược. Trong cô vẫn có một phần bé dại mà cứng cáp, không ai động đến được, vẫn một niềm yêu tự do bé thơ và sự thích thủ tỉ mẩn với con kiến, con chó, lá cây… mọi thứ quanh nhà như thế. Khi mọi thứ “xã hội xung quanh” trở nên khắc nghiệt và già cỗi, cô chui đầu vào cái “lốt” con bé nghịch nghợm ấy để được an toàn. Khi gia đình trở nên quá ấm cúng và mệt mỏi, cô lại khoác lại chiếc áo kén nhỏ bé về thân thể và tâm hồn cuối cùng thì rồi cũng phải già như ai. Tóm lại, cái hình ảnh “cô bé nghịch ngợm” trở thành một tấm giáp an toàn cho cô đi suốt cuộc đời này… Và hội họa là một phương tiện để đóng băng, để cố định hình ảnh ấy mãi mãi. Trước hình ảnh ấy, người xem luôn “sốc” và trăn trở. Dù là hình ảnh được zoom cận mặt và đen – trắng lạnh lùng cô độc như mười năm trước. Hơặc là được zoom ra xa, ấm hơn và dạng “tè he” toàn thân như bây giờ, điều đó gần con người hơn, và cũng trần tục hơn. Xem tranh của Ý Nhi, tôi lại nghĩ đến một điều này. Hình như trong nghệ thuật, đàn bà ít kiềm chế được bản thân hơn đàn ông. Hay nói cách khác, phụ nữ ít giả dối được trong nghệ thuật như đàn ông. Họ chỉ thành thực và giỏi nhất khi biểu lộ được chính bản thân họ. Một cái mụn trên mặt thiếu nữ quan trọng hơn rất nhiều trận thua bóng đá của chàng trai yêu cô gái ấy. Trong những cuộc triển lãm tranh vận động phong trào, thường đếm thấy cực hiếm tác giả là phụ nữ.

                                          Những bức tranh độc lạ mang thương hiệu Đinh Ý Nhi

Xem tranh Đinh Ý Nhi, lại còn nhớ đến hai tác giả. Một là Balthus, người Pháp gốc Ba Lan (1908 – 2001), người vẽ rất nhiều những tranh thiếu nữ kiểu Lolita, nhưng lại có nét vừa gợi cảm vừa bí ẩn tôn giáo. Và tranh của họa sĩ hiện thực kiểu “hiện thực tồn tại” không màu mè vòng vo là ông họa sĩ Pháp Courbet (1819 – 1877), với bức L’origine du monde (Nguồn gốc thế giới, vẽ năm 1866, treo tại bảo tàng Orsay, Paris)./.

 

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000