Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Giải mã hiện tượng bức “Gia đình trong vườn” của danh họa Lê Phổ
Giải mã hiện tượng bức “Gia đình trong vườn” của danh họa Lê Phổ
Sàn đấu giá Sotheby’s cũng đã gõ búa thành công bức tranh lụa “Gia đình trong vườn” của Lê Phổ với giá 18.6 triệu HKD, tương đương với 2.37 triệu USD trong phiên đấu kỷ niệm 50 năm ở châu Á của sàn. Hãy cùng Vietnam Gallery giải mã “hiện tượng” bức tranh đắt giá triệu đô “Gia đình trong vườn” của Lê Phổ có điểm gì đặc biệt mà đạt được nhiều thành tích đến vậy trên sàn đấu giá quốc tế?

                     

                                                           Danh họa Lê Phổ bên bảng màu

Như vậy, đây chính thức là tác phẩm được gõ búa cao nhất của danh họa Lê Phổ, và đồng thời cũng là tác phẩm cao thứ hai trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, sau bức “Chân dung cô Phượng” của Mai Trung Thứ với mức giá 3.1 triệu USD. “Gia đình trong vườn” cũng kỷ lục vượt qua bức sơn dầu “Dáng hình trong vườn” cũng của danh họa này, cũng được Sotheby’s đấu giá năm 2022 ở mức 2.29 triệu USD. Đây cũng đồng thời là kỷ lục triệu đô đầu tiên cho năm 2023, một năm mang nhiều thách thức và vấn đề về kinh tế.

Bức “Gia đình trong vườn” của Lê Phổ từng xuất hiện tại nhà đấu giá Christie’s Singapore ngày 28/3/1999. Bức “Gia đình trong vườn” là sáng tác tranh lụa lớn thứ hai của danh họa Lê Phổ từng xuất hiện trước công chúng, với kích cỡ 91.3x61.5cm. Tác phẩm từng được đấu giá trước đó vào năm 1999, và đồng thời được đi kèm với giấy chứng thực tác phẩm từ con trai cố họa sĩ, Alian Le Kim. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác vào khoảng năm 1938, tức là khoảng một năm sau khi ông qua Pháp định cư vĩnh viễn.

                     

                                                Bức "Gia đình trong vườn" của danh họa Lê Phổ

Đây là họa phẩm tranh lục được sáng tác trong giai đoạn thứ hai của danh họa Lê Phổ - giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp và cuộc đời ông. Năm 1937, Lê Phổ trở lại Pháp, sau đó định cư cho đến khi ông qua đời năm 2001 tại Paris, mà chưa một lần quay trở về quê hương. Đây là giai đoạn hoài cố hương, với bao nhiêu nỗi niềm không thể chỉ đơn giản nói thành lời mà chỉ có thể gửi gắm vào tranh vẽ. Giai đoạn sáng tác đầu tiên của ông là khi còn ở Hà Nội, từ những năm cuối học ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khoảng 1929-1930) cho tới khoảng 1935-1936. Đây là những năm tháng (1925-1940) của tinh thần quốc gia-dân tộc vừa nở rộ, vài tôn giáo, vài đảng phái vừa xuất hiện, nhiều phong trào vừa manh nha ra đời, trong đó có Thơ mới, Tự lực văn đoàn, áo dài, cải lương, phở…

Giai đoạn thứ ba (từ đầu những năm 1950), khi ông bước vào thời kỳ lãng mạn với tranh sơn dầu, làm việc có tính độc quyền với phòng tranh tại Pháp, rồi đặc biệt tại Mỹ.

Bên cạnh đó, với một bức tranh lụa to hết khổ (91,3cm x 61,5cm, nếu xét theo kỹ thuật khung cửi và dệt thời bấy giờ), kỹ thuật và bút pháp đặc trưng, được bảo quản với tình trạng tốt, chủ đề phổ quát, có áo quần xưa và áo dài tân thời (áo dài Lê Phổ), giàu nữ tính, nhiều nữ quyền… thì dễ được nhiều người yêu thích.

                     

                    Tuyệt tác tranh lụa "Gia đình trong vườn" thiết lập những kỷ lục cho danh họa Lê Phổ

Phụ chú: Cho đến đầu những năm 1930, thợ dệt lụa Quảng Nam vẫn còn sử dụng khung cửi dệt khổ hẹp, chỉ rộng 40cm. Khung cửi Cửu Diễn của xứ Quảng đã làm cuộc cách mạng từ những năm 1935-1936, tăng năng suất cao gấp 3-4 lần, khổ vải rộng đến 90m-100cm.

Nếu bức này của Lê Phổ mà được vẽ trên lụa Mã Châu (Quảng Nam), thì càng là cực phẩm; phải xem trực tiếp sớ lụa sau lưng tranh mới dám khẳng định.

Ủng hộ tinh thần duy tân và quốc gia-dân tộc mà Nhất Linh (Tự lực văn đoàn) khởi xướng, hiện diện qua các tờ báo như Phong hóa, Ngày nay…, lụa Hà Đông (Vạn Phúc), lụa Mã Châu (Quảng Nam) đã được nhiều họa sĩ thời bấy giờ chọn làm vật liệu, thay thế một phần nhập khẩu từ Trung Quốc, Nam Vang (Campuchia)…

Cuối cùng, bức “La famille dans le jardin” xuất hiện tại phiên đấu quan trọng của nhà Sotheby’s Hong Kong, kỷ niệm 50 năm, đó là 50th Anniversary Modern Evening Auction, từ lúc 17h30 (giờ Hong Kong) ngày 5/4.

                                                 Bức tranh chạm ngưỡng triệu đô của Lê Phổ

Cũng trong phiên đấu giá lần này, bức “Thiếu nữ áo xanh” của họa sĩ Vũ Cao Đàm cũng đạt được mức giá tốt, gần 7 triệu HKD, tương đương với hơn 700.000 USD. Đây là phiên đấu giá ban tối (Modern Evening) tại Hồng Kông, quy tụ nhiều tác phẩm từ những họa sĩ tên tuổi lớn ở phân khúc hiện đại trên thế giới và tại châu Á như Pablo Picasso, Marc Chagall, Joan Miro, Wu Guanzhong, Zao Wou-Ki và Georgette Chen.

https://www.sothebys.com/en/buy/auction/2023/modern-evening-auction-2/le-pho-li-pu-la-famille-dans-le-jardin-hua-yuan-li?fbclid=IwAR2AWcVmyWXHA8bG3rqllNazftBnUhLqPXs3-ll2dEmeDlRhpD8SLQ5pX_Q

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000