Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Hành trình khẳng định sức sống của dòng tranh khắc gỗ màu trong việc đóng góp vào sự phát triển của hồn dân tộc
Hành trình khẳng định sức sống của dòng tranh khắc gỗ màu trong việc đóng góp vào sự phát triển của hồn dân tộc
Tranh khắc gỗ ở Việt Nam hiện nay càng ngày càng có chỗ đứng trong thế giới hội họa của nước nhà cũng như trên thế giới. Trên thế giới, ở các nước châu Âu sang châu Á, tranh khắc gỗ đã từng khẳng định được vị thế của nó trong dòng chảy phát triển của mỹ thuật hiện đại. Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu thêm về dòng tranh độc bản và kỳ công này qua bài viết dưới đây.

Lược sử và tình hình phát triển tranh khắc gỗ màu ở Việt Nam

Lịch sử của tranh khắc gỗ Việt Nam - “Những bức tranh của thế giới nổi”

Tranh khắc gỗ của Việt Nam có nguồn gốc từ thời xa xưa. Trong sử sách từng cho biết vào thời vua Lý (1009 - 1225) dân ta đã từng phát triển nghề khắc ván in kinh Phật, rất có thể người ta còn khắc cả các hình minh họa kèm theo trên ván.

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành loại tiền giấy Thông bảo hội sao mà phải áp dụng các ván gỗ để khắc và in cả chữ lẫn hình trang trí, tuy nhiên khi giặc Minh xâm lược nước ta (năm 1407 – 1427) tàn phá nước ta, một số ngành nghề bị tuyệt diệt, sau đó nhân dân ta phải tìm cách học lại.

Giữa thế kỷ XV, thời Lê sơ, thám hoa Lương Nhữ Hộc (người Hải Dương) đi sứ sang Trung Quốc đã học nghề khắc in trên ván gỗ rồi về truyền dạy lại cho dân 2 làng Hồng Lục – Liễu Chàng quê ông. Ngày nay, người ta vẫn thờ ông làm Tổ nghề khắc ván in tranh.

Sang đến thế kỷ XVI, XVII, XVIII, khi nghệ thuật dân gian Việt Nam vươn tới đỉnh cao thì cũng là lúc các dòng tranh khắc gỗ dân gian ra đời như tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng… Ở Huế còn có dòng tranh Làng Sình được đoán định ra đời khoảng đầu thế kỷ XIX. Dòng tranh khắc in Đồ thế ở Nam Bộ có lẽ ra đời muộn hơn, khoảng cuối thế kỷ XIX.

              "Đám cưới chuột" - Tác phẩm kinh điển trong dòng tranh dân gian Đông Hồ được khắc gỗ

                                                                        Tranh "Gà đại cát"

Dòng tranh thờ miền núi Việt Bắc của thầy cúng các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Giáy, Sán Dìu… với các tranh vẽ tay xen lẫn tranh khắc in nhưng đại thể dòng tranh này cũng phải xuất hiện chậm nhất vào thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII – VXIII). Dù không được coi như một dòng tranh dân gian chính thống nhưng loại khắc gỗ này cũng được xem như sự khởi đầu của dòng tranh này. Nó được gọi là Thập vật trong kho của các ngôi chùa Việt, có khả năng xuất hiện từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII – XVIII).

Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng, đó là sự chuyển biến từ tranh khắc gỗ dân gian sang khắc gỗ hiện đại Việt Nam. Khác với quá khứ, từ đây tranh khắc gỗ của các nghệ sĩ Việt Nam bắt đầu có tác giả với các ảnh hưởng phương Tây như bố cục, hình họa, giải phẫu tạo hình, luật xa gần và cách khắc thể hiện cảm xúc qua từng nhát xúc cũng như các loại màu, mực in được du nhập.

Việc tiêu thụ tranh khắc gỗ hiện đại cũng đã khác xưa, các nghệ sĩ không mua bán ngoài chợ Tết hay để thờ cúng nữa mà nhằm đáp ứng nhu cầu chơi tranh trong xã hội hiện đại thông qua các phòng tranh gallery và triển lãm tranh. Tranh khắc gỗ hiện đại bắt đầu được đóng khung treo tường tại phòng khách tư gia cho đến các công sở sang trọng.

Vật liệu làm tranh khắc gỗ Việt Nam

Loại gỗ thường được các nghệ sĩ lựa chọn dùng để sáng tác tranh khắc gỗ thường là gỗ mực, thị, mít, vàng tâm, mỡ, giổi. Gỗ thị có đặc điểm cứng mà dẻo, thường để khắc bản nét cho tinh vi, bền, lâu mòn. Có bản khắc gỗ thị dùng được tận 150 năm, truyền từ đời ông đến đời cháu, chắt. Bên cạnh đó, gỗ mực (thùng mực, lòng mực) với đặc tính nhẹ, coi như không rõ thớ, mềm, dễ khắc nhưng cũng chóng mòn, dễ mục nên thường để khắc bản mảng. Gỗ mít cũng được ưa chuộng vì dễ khắc nhưng hay có mắt gỗ, khó mềm đều nên thường khắc bản mảng. Gỗ vàng tâm có độ chắc trung gian giữa thị và mực, mít, thường làm hoành phi, câu đối nên có thể để khắc cả bản mảng lẫn bản nét.

                                                          Công đoạn tỉ mỉ của khắc ván gỗ in màu

                                                                              Dao khắc gỗ

                                                       Bản giấy in khắc ván trong tranh khắc gỗ màu

Tình hình thị trường tranh khắc gỗ màu ở Việt Nam

Đã sáng tạo nghệ thuật thì au cũng mong sản phẩm của mình được đón nhận, thế nhưng, với dòng tranh khắc gỗ hiện đại ở Việt Nam vẫn còn được xem là khá mới mẻ với người cảm thụ. Người yêu nghệ thuật thường chỉ quen với dòng tranh khắc dân gian Đông Hồ, ít ai biết rằng tranh khắc gỗ giờ đây cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Vì thế những họa sĩ sáng tác dòng tranh này thường gặp khó khăn khi bán tranh ra thị trường vì thường người ta chuộng sơn dầu, sơn mài, acrylic… Thế nhưng chính vì tính độc bản và độc lạ của dòng tranh này mà các nghệ sĩ sáng tác tranh khắc gỗ cũng có những chỗ đứng bền vững trong hội họa Việt Nam. Các họa sĩ yêu tranh khắc gỗ cho hay, mặc dù loại tranh này chưa được ưa chuộng nhiều ở thị trường tranh Việt nhưng họ vẫn sáng tác đều đặn vì đam mê.  

Riêng làng tranh Đông Hồ còn phát minh ra loại giấy điệp bằng cách quét bột nghiền từ vỏ sò điệp trộn hồ nếp lên giấy đó, tạo ra nền tranh có thớ lấp lánh và nếu được quét màu (đỏ, vàng, cam, cánh sen, xanh…) thì trông sẽ rất rực rỡ. Trước kia đã có lúc các dòng tranh Hàng Trống, Kim Hoàng nhập từ Trung Quốc thì nay chính chúng ta đã có thể tự sản xuất được.

                                     Tranh "Tố nữ" - Tác phẩm khắc gỗ màu kỳ công và độc bản

Với loại tranh khắc bỏ nét, để lại mảng thì người ta in lên giấy mã quét màu đen. Với cách in màu sơn dầu thì người ta dùng giấy croquis dày và xốp. Đôi khi có người in tranh lên giấy báo, giấy Việt Trì nhưng khó đẹp bằng giấy dó.

Đục dùng khắc tranh dân gian xưa là các mũi thép (không có cán) gọi là ve, có 4 kiểu chính: Móng có lưỡi cong lòng máng rõ rệt, Thoảng có lưỡi chỉ hơi còng lòng máng, Thẳng có lưỡi phẳng, Dãy nền có lưỡi lòng máng nhưng thân ve cong để dễ đào, dũi sâu xuống gỗ.

Để cho nét khắc tinh vi, người ta dùng thêm dao trổ có đầu vát nhọn và mài sắc. Thời hiện đại có bộ dao đục có cán với 4 kiểu chính: Chữ V để khắc các nét nhỏ, mảnh, nét; Lòng máng gần giống đục móng nhưng nhỏ hơn và nhiều cỡ hơn; Lòng máng chữ U để khi khắc có thể lượn dễ hơn; Dao trổ có cán để tỉa thêm đảm bảo độ sắc nét.

Họa sĩ Giang Nam – nghệ sĩ tiên phong trong dòng tranh khắc gỗ màu ở Việt Nam

Dòng tranh khắc gỗ màu là một dòng tranh kén khách và người thưởng thức, thế nhưng từ khi bắt tay vào theo đuổi dòng tranh khắc gỗ màu này, họa sĩ Giang Nam (Bắc Kạn) đã trở thành ngôi sao sáng giá trong dòng tranh này tại Việt Nam. Số lượng tác phẩm mà anh đoạt giải tại các cuộc thi mỹ thuật cũng như số lượng tranh anh bán cho nhà sưu tập trong và ngoài nước nhiều không đếm xuể.

Nhiều năm nay, họa sĩ Giang Nam theo đuổi và thể hiện chất liệu khắc gỗ, chất liệu này đã mang lại cho anh rất nhiều thành công trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Họa sĩ bộc lộ sự yêu thích trong việc tìm tòi cách in, khắc, tạo hình, và tính thích hợp với vùng cao của dòng tranh khắc gỗ. Đặc biệt, anh để ý tính mai, tre, gỗ, mộc, tính nhám, thô ráp của vật liệu thể hiện nhiều nhất ở đời sống sinh hoạt, kiến trúc vùng cao: từ ngôi nhà, sàn, tới cái phêm, cái nếp, nông cụ. Cũng bởi sự am hiểu chất khắc gỗ, mà tranh của họa sĩ Giang Nam đã vinh danh tại nhiều cuộc thi, triển lãm, dành được rất nhiều thành tựu nổi bật của hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2007 tới nay như tác phẩm “Khấu đăng”, “Trăng kim hỷ”. Tác phẩm "Trăng Kim Hỷ" đoạt giải A Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc, năm 2018 và giải Ba của Hội Mỹ thuật Việt Nam: Tác phẩm “Trăng Kim Hỷ” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 72x160cm. Tác phẩm cũng đồng thời được sưu tập bản số 1 Hội Mỹ thuật Việt Nam, bản số 2 Bảo tàng Mỹ thuật mua lưu giữ trưng bày.

    Tác phẩm "Trăng Kim Hỷ" đoạt Giải A Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc,                                              năm 2018 và giải Ba của Hội Mỹ thuật Việt Nam

Tuy tranh khắc gỗ có sự đón nhận nhất định từ những người yêu thích sự khác biệt, và hiểu được sự gần gũi, lại cao quý của nó, nhưng tính khác biệt, kĩ thuật của dòng tranh này cũng đem lại sự khó khăn cho người nghệ sĩ. Để sáng tạo ra được một bức tranh khắc gỗ, họa sĩ Giang Nam tâm sự rằng người nghệ sĩ phải trải qua nhiều công đoạn: từ bước phác thảo, đi nét tranh, đến các bước đặc trưng hơn như can lên nền gỗ, đục, khắc, in. Tới bước in lại cần hiểu biết sâu về kỹ thuật, nếu không tìm hiểu kĩ sẽ dễ bị hỏng, mà bản sử dụng sau này là bản gỗ, là khuôn thì cần phải đúng độ nông, sâu, mỏng, dày.

Như vậy, anh cho rằng sáng tác tranh khắc gỗ phải có cảm xúc từ lúc đục chứ chưa nói đến lúc chọn đề tài, phong cách, lối đi tạo hình của tác phẩm. Để tạo ra một bức tranh khắc gỗ thì mất nhiều thời gian, công sức, mà kết quả lại mang tính rủi ro, chưa chắc đã được theo ý muốn.

Không chỉ khó khăn cho họa sĩ trong quá trình sáng tạo, chính chất liệu khắc gỗ cũng chưa có độ phổ biến cao. Khi khán giả phần lớn chọn thưởng tranh qua những chất liệu quen thuộc như sơn dầu, sơn mài, lụa, thì chất liệu khắc gỗ còn khá mới lạ với công chúng. Nếu có người yêu thích dòng tranh này thì họa chăng là do sự tò mò, hứng thú đối với bề mặt chất liệu, bởi nó dễ xem, dễ hiểu, và nhận ra độ cao quý của nó chứ chưa hẳn là có sự hiểu biết, tìm hiểu cặn kẽ. Dù vậy thì trong 2 năm trở lại đây, họa sĩ Giang Nam cũng thể hiện sự đam mê với chất liệu khắc gỗ, dung lượng tranh vẽ được đã khoảng 200 bức và bán được một nửa số này. Một số người nước ngoài đã chú ý tới chất liệu này và tìm mua tranh của anh.

Trong tranh của họa sĩ, nhân vật xuất hiện chủ yếu là nữ, bởi Giang Nam quan niệm người phụ nữ và hình thể người phụ nữ chứa đựng cái đẹp con người, đặc biệt phụ nữ vùng cao thì màu sắc trang phục, kiểu cách quần áo thể hiện nhiều vẻ đẹp và màu sắc của người dân tộc.

Theo anh chia sẻ, đã là họa sĩ thì phải có con đường, phong cách, tiếng nói. Phong cách tạo hình, chất liệu phải tìm tòi, học tập, định hình triệt để, đi sâu nhất, lúc đó tác phẩm mới là của họa sĩ. Nếu không thì chắc chắn không đi được xa, là người đi sau, không mở lối. Họa sĩ tự tin bản thân trong tốp người có lối đi, bởi đã định hình được ngôn ngữ, chất liệu, cách thể hiện.

             Họa sĩ Giang Nam mở đầu năm mới 2023 Quý Mão với tác phẩm "Mão 1" (Tranh khắc gỗ màu)

               Tác phẩm "Mão 2" của anh cũng đánh dấu tên tuổi của anh trong dòng tranh khắc gỗ màu

Theo họa sĩ Giang Nam, nhờ vào sự xuất hiện và phổ biến của mạng xã hội, các họa sĩ trẻ có nhiều phương tiện truyền thông hơn, có nhiều đất để lan tỏa những tác phẩm, thể hiện được phong cách cũng như tăng độ nhận diện của mình. Để quảng bá, lan tỏa những tác phẩm nghệ thuật của mình, nghệ sĩ có thể tận dụng mạng xã hội để bán tranh, mở ra các cuộc triển lãm. Anh cũng gợi ý là các họa sĩ trẻ có thể nhờ những người đi trước có kinh nghiệm, hiểu biết và mối giới thiệu uy tín để giúp đỡ, “đỡ đầu” sẽ là cách lan tỏa tác phẩm chất lượng. Thế nhưng, hơn hết vẫn là họa sĩ tự giới thiệu bằng chất liệu, đặc trưng tác phẩm, bởi theo Giang Nam chia sẻ: “phong cách là tiếng nói chính của họa sĩ”.

Anh cũng đề cập thêm, không chỉ những họa sĩ trẻ mới chân ướt chân ráo vào đời, kể cả những họa sĩ “già đời nhưng vẫn non” thì việc tự học là cần thiết. Giai đoạn này sẽ bao gồm không chỉ về lý thuyết học thuật, mà còn về cách quan sát, tìm chính mình, chất riêng của mình, rồi chọn chất liệu, đề tài. Hơn nữa, định hướng của bản thân cũng cần cụ thể, đặt ra cho mình xem một năm cần mở bao nhiêu triển lãm, series tranh. Từ đó dần dần khẳng định bản thân bằng triển lãm nhóm, triển lãm cá nhân, những giải thưởng, sự đón nhận của khán giả và lời khen từ những họa sĩ có chuyên môn trong giới.

Đối với triển lãm “Sắc chàm”, họa sĩ Giang Nam đóng vai trò trưởng nhóm, vừa là người dẫn dắt, lại là người chia sẻ, động viên, thực hiện rất nhiều khâu cho triển lãm. “Sắc chàm” được biết đến là triển lãm mang màu sắc vùng cao, được thực hiện bởi nhóm họa sĩ thuần tịch./.

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000