Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Họa sĩ lão thành Đỗ Mạnh Cương – “Còn một chút hoài niệm…”
Họa sĩ lão thành Đỗ Mạnh Cương – “Còn một chút hoài niệm…”
Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương là họa sĩ nổi tiếng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX trong nền mỹ thuật nước nhà giai đoạn Đổi mới. Với việc thử nghiệm nhiều chất liệu từ giấy dó, bột màu, sơn mài đến sơn dầu, họa sĩ Đỗ Mạnh Cương đã đem đến cho nền hội họa Việt Nam những màu sắc độc đáo, không lặp lại mình hay sao chép bất kỳ ai, tự tìm cho mình một lối đi riêng trên phong cách Hiện thực. Từ đề tài cách mạng, cụ Hồ đến công cuộc xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, từ tranh tĩnh vật, phong cảnh đến chân dung miêu tả con người, sự sống, thiên nhiên và miền núi... họa sĩ Đỗ Mạnh Cương đã đem đến chất riêng, và có những cống hiến và đóng góp vô cùng to lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam trong nửa thập kỷ qua với những dấu ấn và bản sắc cá nhân không thể trộn lẫn.

Quan điểm nghệ thuật của họa sĩ

Hội họa hiện thực và hiện thực hiện đại là cầu nối ngắn nhất giữa họa sĩ và người xem tranh. Việc sáng tác trong Hội họa hiện thực và hiện thực hiện đại là rất phong phú , đa dạng. Tuy nhiên, để tìm ra ngôn ngữ riêng của mình có giá trị nghệ thuật lại là việc khó khăn, gian khổ, đầy thử thách. Trong sáng tạo nghệ thuật, thành công hay thất bại tùy thuộc vào năng lực, trí tuệ, bản lĩnh và tâm huyết của người vẽ.

                                                    Chân dung họa sĩ Đỗ Mạnh Cương

Sự nghiệp sáng tác

Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương sinh năm 1940 tại Hà Nội, là một họa sĩ sáng tác nhiều đề tài phong phú, từ tranh phong cảnh, đề tài cuộc sống miền núi, ca ngợi cuộc sống lao động xây dựng đất nước, chân dung con người (người nổi tiếng, các vĩ nhân, danh nhân, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, thiếu nữ, khỏa thân)… Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương là tên tuổi thân quen với người yêu tranh bởi các tác phẩm dự triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, triển lãm Quân đội, triển lãm Mỹ thuật Hà Nội, triển lãm Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh… Ông cũng từng tham gia nhiều triển lãm chung ở các nước như: Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ba Lan, Trung Quốc… Nhiều họa phẩm của ông được lưu trữ trong các Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Điện Biên. Những người yêu tranh trong nước và nhiều nước ở châu Á, Âu, Mỹ… cũng sưu tập tranh của ông. Ông từng có triển lãm cá nhân tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, từ 22/1 đến 5/12/2005.

                                  Triển lãm cá nhân của họa sĩ Đỗ Mạnh Cương năm 1997

           Tranh của họa sĩ Đỗ Mạnh Cương lên ảnh bìa 1 và 2 tạp chí Dân trí và khuyến học, số 3-2005

Trước khi trở thành họa sĩ, giảng viên của hai trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà nội (1979 – 1990) , trường đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Mạnh Cương từng là anh bộ đội của Sư đoàn 312, rồi là công nhân nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội. Có lẽ vì thế, ông là một con người giản dị, chân thành, dễ hòa đồng.

Năm 2000, trường đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có in tặng ông một cuốn sách giới thiệu 160 tác phẩm của ông như như một ghi nhận tâm huyết của thày giáo Đỗ Mạnh Cương trước khi về hưu – người họa sĩ hơn 10 năm vừa giảng dạy, vừa sáng tác có nhiều đóng gớp với nhà trường. Đây là một cuốn sách in đẹp, có nhiều tác phẩm giá trị.."Tập tranh đồng hiện những cái tiêu biểu: tiêu biểu về đề tài, tiêu biểu về chất liệu , tiêu biểu về chất liệu, tiêu biểu cho thời kỳ…” (Nhà lý luận Mỹ thuật Hà Văn Ngọc Sương).

                                                               Tác phẩm "Thiếu nữ và tà áo dài"

Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Trí Thức (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) viết về ông có đoạn: “Đỗ Mạnh Cương vừa là nhà sư phạm, vừa là nghệ sĩ sáng tác. Bởi vậy xem tranh ông, người ta vừa thấy tính mực thước cùng một lúc thấy cá tính phóng khoáng trong sáng tạo, tìm tòi. Ông yêu nghệ thuật trong tâm trạng da diết để tìm cái đẹp tận thiện, tận mỹ. Nói chữ nghĩa, đó là cái đẹp nhân văn, vì con người…”.

                                                                    Mùa xuân ở Lào Cai - 2017

Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương có một nội lực tiềm tàng thâm sâu. Họa sĩ luôn ý thức về việc gìn giữ sự hài hòa giữa nội dung và hình thức trong từng tác phẩm. Đẩy sâu và dừng đúng lúc, họa sĩ làm chủ trên mọi chất liệu, từ bột màu, màu nước, sơn dầu, sơn mài…

Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương còn được biết đến là người sáng tác mảng đề tài ca ngợi cuộc sống lao động, đề tài Bác Hồ, tranh cổ động và cách mạng, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một Đỗ Mạnh Cương chắc khỏe trong tạo hình và màu sắc biểu cảm với những “cô thợ hàn”, “gương mặt người thợ”, “nhiệt điện Phả Lại”, “vùng than Quảng Ninh”… đó là hàng loạt những phong cảnh hiện thực gây được ấn tượng nơi họa sĩ từng đi qua.

Kỹ sư trưởng xí nghiệp Thủy Công - Nhà máy Thủy điện Sông Đà Hòa Bình, 1981, Chất liệu bột màu, 40x50 cm

Nổi bật trên đó là tấm lòng hồn hậu và chân thực của họa sĩ đã tạo nên phong cách hiện thực hiện đại của họa sĩ, dù ở mảng đề tài nào, họa sĩ cũng gặt hái được thành công khi đi vào hiện thực khiến hiện thực toát ra cái “thần” của thực tại theo cách biểu cảm của riêng mình.

                                           "Bác Hồ với thiếu nhi" -1999, Chất liệu sơn dầu, 1,5 x 1,1m

Từ những năm 1960 đến 1980, Đỗ Mạnh Cương đã được trong giới Mỹ thuật biết đến do ông có nhiều tranh cổ động, tranh vẽ đề tài công nghiệp bằng nhiều chất liệu bột màu, phấn màu, sơn dầu trong các cuộc triển lãm cá nhân, triển lãm chung và được nhiều giải thưởng, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ, được in phổ biến rộng rãi và được nhiều báo chí giới thiệu. Họa sĩ cho biết: “Thỉnh thoảng xem lại mảng tranh này, nhớ lại những chuyến đi vẽ các công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông bí, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Thạch…cách đây gần 30 năm tuy vất vả , thiếu thốn đủ thứ nhưng nhiều kỷ niệm đẹp khó quên.

 Đặc biệt hai chuyến đi vẽ công trường xây dựng thủy điện Hòa Bình năm 1980, 1981 tuy gian khổ nhưng được các đồng chí lãnh đạo ở đó đặc biệt quan tâm và đề nghị bày toàn bộ 200 tranh cho cán bộ, công nhân Viết Nam, Liên Xô xem, được dư luận rất hoan nghênh với những đề tài nhân sinh quan rất đời sống và đậm chất hiện thực của mình.

                      "Đêm ở giàn khoan dầu ngoài khơi Vũng tàu" - 1987, chất liệu bột màu, 40x50 cm

                                                          Công trường Thủy điện Hòa Bình

Ở đề tài tranh cách mạng, họa sĩ từng trưng bày nhiều bức nổi bật tại hai triển lãm cá nhân tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, với những tác phẩm sơn dầu cỡ lớn như: “Bác Hồ với thiếu nhi”, “Văn Cao và Tiến quân ca”, “Mùa xuân”, “Hà Nội – mùa thu”.

                                             "Trung thu 1986", chất liệu giấy dó, 40x50 cm

                                                    Chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái, 1990

                        "Lễ khởi công đường hầm số 1 Nhà máy Thủy điện Sông Đà", chất liệu bột màu

Một phong cách vẽ rất riêng, rất hiện thực. Khi những nét bút bay lên là những mảng màu lóe sáng, lung linh giai điệu êm dịu, tươi tắn của cuộc sống. Người xem cũng bị cuốn hút vào cảm xúc phiêu du đến những miền xa thẳm, đẹp đẽ, êm đềm của ký ức. Tận hưởng những khoảng khắc ngọt ngào kỳ diệu của cuộc đời.

                                                                               Phố Ngõ Gạch

                                   "Cô gái và con mèo" - 2003 - Chất liệu giấy điệp, 72x38 cm

Cảm ơn nghệ sĩ đã cho ta những dòng cảm xúc đẹp, những niềm vui trong sáng. Chúng ta tin rằng với bút lực sáng tác đang thời sung mãn, họa sĩ Đỗ Mạnh Cương sẽ cho ta nhiều điều mới lạ bằng sự tìm tòi với nhiều bút pháp và chất liệu để tạo ra một khí chất Đỗ Mạnh Cương./.

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000