Tiểu sử và quá trình hoạt động nghệ thuật
Họa sĩ Trần Giang Nam, sinh ngày 24/08/1978, anh sinh ra ở Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định. Anh sinh ra ở xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Họa sĩ Giang Nam là một trong những gương mặt họa sĩ tiêu biểu cho dòng tranh khắc gỗ. Anh tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Mỹ thuật năm 2000, tốt nghiệp Cao đẳng Nhạc họa TW năm 2004 và tốt nghiệp Đại học Sư phạm I khoa Mỹ thuật năm 2008.
Họa sĩ Giang Nam từng đảm nhiệm vị trí giáo viên từ năm 2001, giảng dạy bộ môn Mỹ thuật tại trường THCS Bắc Kạn, TP Bắc Kạn.
Anh là hội viên, ủy viên BCH hội VHNT tỉnh Bắc Kạn, Chi Hội trưởng chuyên ngành Mỹ thuật tỉnh Bắc Kạn khóa 2,3,4, từ năm 2005 đến nay. Anh cũng là hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2004, hội viên hội VHNT các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2010.
Các triển lãm nhóm và cá nhân
Họa sĩ Giang Nam tham gia rất nhiều các triển lãm, các triển lãm tiêu biểu có thể kể đến như:
Các triển lãm nhóm và cá nhân
Họa sĩ Giang Nam tham gia rất nhiều các triển lãm, các triển lãm tiêu biểu có thể kể đến như;
- Các cuộc triển lãm khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc liên tục từ năm 1999 đến nay.
- Triển lãm toàn quốc 2010, 2015, 2020 cùng triển lãm trang cổ động và các triển lãm khác
- Triển lãm tranh đồ họa ASEAN 2019
- Triển lãm nhóm 2006, 2011, 2013 tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
- Triển lãm cá nhân 2007 tại Bắc Kạn
- Triển lãm cá nhân 2022 tại Hà Nội
Giải thưởng
1. Tặng giấy khen triển lãm khu vực của Hội Mỹ thuật Việt Nam 2004: Tác phẩm “Xuống chợ” – Chất liệu sơn dầu.
2. Giải tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực năm 2008: Tác phẩm “Dưới lòng hồ” – Chất liệu khắc gỗ màu
3. Giải tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực năm 2010: Tác phẩm “Violet” – Chất liệu khắc gỗ màu
4. Giải tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực năm 2014: Tác phẩm “Nét dân gian” – Chất liệu khắc gỗ màu
5. Giải tặng thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực II, Tây Bắc – Việt Bắc năm 2016: Tác phẩm “Sắc điệu tình yêu” – Chất liệu khắc gỗ màu
6. Giải A Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2016 – Tác phẩm “Gió chiều” – Chất liệu khắc gỗ màu
7. Giải A Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc, năm 2018 và giải Ba của Hội Mỹ thuật Việt Nam: Tác phẩm “Trăng Kim Hỷ” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 72x160cm. Tác phẩm cũng đồng thời được sưu tập bản số 1 Hội Mỹ thuật Việt Nam, bản số 2 Bảo tàng Mỹ thuật mua lưu giữ trưng bày
8. Giải C Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam 2012 – Tác phẩm “Khấu đăng” – Chất liệu khắc gỗ màu
9. Giải Khuyến khích triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc năm 2019: Tác phẩm “Tổng Dai” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 105x174cm
10. Giải B giải thưởng Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2019: Tác phẩm “Đêm trăng Ba Bể” – Chất liệu khắc gỗ màu
11. Giải Khuyến khích triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc năm 2020 – Tác phẩm “Giã gạo đêm trăng” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 73x105cm
12. Giải Khuyến khích triển lãm khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc năm 2021 – Tác phẩm “Nắng mai” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 75x210cm
13. Giải Khuyến khích Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2020 – Tác phẩm “Sắc vùng cao” – Chất liệu khắc gỗ màu
14. Giải Khuyến khích Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2021 – Tác phẩm “Bản sắc vùng cao” – Chất liệu khắc gỗ màu
15. Giải Khuyến khích giải thưởng Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam năm 2022 – Tác phẩm “Sắc chàm” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 75x105cm
16. Giải Khuyến khích triển lãm Mỹ thuật khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc năm 2022 – Tác phẩm “Nắng mai” – Chất liệu khắc gỗ màu, kích thước 75x210cm
17. Giải Nhất cuộc thi sáng tác logo vùng cách mạng ATK Chợ Đồn năm 2021
Đề tài sáng tác: Họa sĩ Giang Nam tìm thấy cảm hứng sáng tác chủ yếu với các đề tài vùng cao, nổi bật là quê hương Bắc Kạn. Họa sĩ thường chú trọng ca ngợi vẻ đẹp, nét đẹp của kiến trúc nhà sàn, trang phục, hoa văn, họa tiết, các công cụ, nông cụ với những nét đẹp đặc trưng và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, nếp sống, bản sắc của các dân tộc trên quê hương với những phong cảnh điển hình của vùng cao.
Họa sĩ Giang Nam ngoài công việc vẽ tranh là công việc chính, còn tìm thấy niềm vui khi đứng lớp, tổ chức các lớp – câu lạc bộ dậy vẽ cho trẻ em. Công việc dậy học giúp họa sĩ được truyền cảm hứng sáng tạo về vẻ đẹp của văn hóa vùng cao cho thế hệ trẻ. Anh là một trong những họa sĩ số ít và hiếm hoi của Việt Nam có nhiều hoạt động và đạt được thành tích nổi bật, ghi được nhiều dấu ấn trong dòng tranh khắc gỗ. Họa sĩ muốn thông qua những triển lãm cá nhân tranh khắc gỗ chuyên về đề tài vùng cao của một giáo viên mỹ thuật, nơi mà họa sĩ muốn lan tỏa tình yêu nghệ thuật thông qua các tác phẩm đến với các giáo viên mỹ thuật khác trên quê hương và các vùng miền khác nhau trên toàn quốc với những phát hiện, ca ngợi, gìn giữ, phát huy nét văn hóa độc đáo trên chính quê hương mình.
"Nàng không tả thực hay chau chuốt với chất liệu tranh khắc gỗ được nhưng nàng là hiện thực trong tôi"
Tranh khắc gỗ của họa sĩ Giang Nam là ngôn ngữ biểu đạt những gì họa sĩ muốn truyền tải qua nghệ thuật – những điều khó nói hết bằng lời, khó viết hết bằng chữ. Khắc là lối vẽ không có nhiều họa sĩ lựa chọn bởi sự cầu kỳ, nhiều công đoạn nhưng họa sĩ đã chọn theo đuổi nó và nay nó đã trở thành tình yêu sâu đậm và lâu dài đối với tình yêu vẽ tranh với chất liệu gỗ.
Khắc gỗ là cách gọi tên theo vật liệu chủ đạo để tạo ra các bức tranh. Nó được thể hiện theo nhiều bước công phu đó là khắc, đục, là in (quá trình in)… nét tạo hình trong tranh là nét âm bản, là lối thể hiện có điểm khác với tranh khắc gỗ cơ bản truyền thống.
Giá trị của tranh khắc gỗ màu được khẳng định qua những sáng tác của Giang Nam
Nét đẹp và giá trị nghệ thuật của những bức tranh được kiểm nghiệm trên bề mặt của từng họa phẩm. Họa sĩ cho rằng chất liệu khắc gỗ chính là một cách hiệu quả để biểu đạt các đề tài hình ảnh về văn hóa vùng cao, những bản sắc truyền thống hay hiện đại nơi quê hương đang sống, hay các đề tài khác mà họa sĩ yêu thích một cách tự nhiên, nó tạo nên chất mộc mạc giản dị, nét cao quý, gần gũi, bất ngờ… càng ngày tranh khắc gỗ càng khiến họa sĩ say mê với việc tạo ra các tác phẩm theo cách sử dụng chất liệu này.
Tác phẩm "Sắc chàm" - Là nguồn gốc của màu sắc để tạo ra màu chàm trên vải áo, là màu xanh đặc biệt để tạo lý do và tạo ra tình yêu trên vùng cao: “Bắc Kạn có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể. Có nàng áo xanh”
Triển lãm “Sắc chàm I” là triển lãm đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội của 6 họa sĩ vùng cao thuần Bắc Kạn, bao gồm 74 tác phẩm, là sự đồng hiện gắn kết và cảm xúc cùng nhau về mạch sáng tác.
Tác phẩm "Chuyện của nữ thần" của Giang Nam trong triển lãm nhóm 6 họa sĩ Bắc Kạn "Sắc chàm I" diễn ra tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội
Trong mảng màu đa sắc của những bức tranh mang gam màu điển hình vùng cao “Sắc chàm” nổi bật là màu đỏ, màu chàm, màu tím, màu đen nguyên sắc của những chiếc khăn chiếc áo trên trang phục của những vùng miền dân tộc. Tranh của các họa sĩ lần này còn là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng, những ngôi nhà sàn lẩn khuất phía sau trong một màn đêm huyền bí của những bức tranh chất liệu khắc gỗ. Họa sĩ Giang Nam mang đến triển lãm lần này 2 series tranh khắc gỗ là câu chuyện của những cô dâu chú rể trong ngày cưới của dân tộc – nét văn hóa mang bản sắc đặc trưng và chứa đựng nét văn hóa truyền thống cần gìn giữ và lan tỏa, bên cạnh là những bức tranh về các góc cảnh nhà sàn nơi biểu hiện của tình yêu đôi lứa và những văn hóa sinh hoạt khác quanh đó.
Huyền diệu của cuộc sống, mọi sự tồn tại quanh ta con người luôn linh cảm bản thân nó mang một vị thần riêng và linh hồn tồn tại của chúng - Tác phẩm "Tấn phong"
Trong số các tác phẩm nổi bật và tâm đắc của họa sĩ Giang Nam, tác phẩm “Trăng Kim Hỷ” là một trong những dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp của Giang Nam khi sáng tác này không chỉ đạt giải A của Hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm khu vực khu vực III, Tây Bắc – Việt Bắc, năm 2018 và giải Ba của Hội Mỹ thuật Việt Nam, mà còn được lưu giữ, trưng bày tại Hội Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật mua lưu giữ trưng bày.
Nói về tác phẩm “Trăng Kim Hỷ”, đây là bức tranh đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với những người tham dự triển lãm. Nếu đã là người con của mảnh đất Bắc Kạn thì sẽ không còn xa lạ gì khi nghe đến hai chữ “Kim Hỷ”, đây là tên của một xã thuộc huyện Na Rì, nổi tiếng với những nếp nhà sàn xinh đẹp. Trở lại với cái tên đã gây ấn tượng với Ban tổ chức, thay vì những cái cái tên quen thuộc từ trước đến nay như “Làng Kim Hỷ” hay “Nhà sàn Kim Hỷ”, cái tên mà họa sĩ Giang Nam lựa chọn lại mang đến sự khác lạ và tò mò hơn cả. “Nhìn qua cái tên, người xem sẽ chú ý đầu tiên đến vầng trăng lưỡi liềm ẩn hiện trên nền đen thăm thẳm. Thế nhưng càng nhìn vào ánh trăng, chú ý đến nền trời thì sẽ phát hiện ra những mái nhà ẩn hiện, y như đang được nhìn những hình ảnh thật sự bằng mắt thường. Đấy chính là sự tài tình khi vẽ được nhiều trên màn đêm, vẽ rõ ràng, rất tinh tế, có thể nói đã đạt được đến nghệ thuật đặc sắc... Đó chính là sự đánh giá của Hội đồng nghệ thuật” họa sĩ Trần Giang Nam tự hào chia sẻ.
“Trăng Kim Hỷ” được Giang Nam vẽ trong đợt đi thực tế tại xã Kim Hỷ. Vô tình vào một buổi tối cùng mọi người đi dạo quanh đường làng, cảnh vật yên bình với vầng trăng lưỡi liềm được thu vào tầm mắt, lặng người thưởng thức những hình ảnh hiêm hoi không thể có nơi phố thị, tất cả đã khắc sâu vào trí nhớ của anh. Ngay sau sau đó, Giang Nam đã lên ý tưởng rồi bắt tay ngay vào phác họa trên giấy. Khi trở về thành phố, anh giành nhiều thời gian đầu tư để làm tranh khắc gỗ với nhiều công đoạn phức tạp như: can ra gỗ, đục các cỡ, dùng giấy in… Tất cả đều được anh tỉ mỉ, cần mẫn tập trung trong hơn 1 tháng để kịp tham dự Triển lãm khu vực.
Với những cố gắng không ngừng nghỉ của họa sĩ Giang Nam, “Trăng Kim Hỷ” đã dành được Giải A – giải thưởng cao nhất do Hội đồng nghệ thuật trao tặng để lại dấu ấn mạnh mẽ đối với nhiều độc giả và các họa sĩ cùng tham dự Triển lãm. Vẽ tranh về đêm tối đã khó, tạo cho người xem sự hứng khởi và thu hút còn khó hơn. Bởi lẽ những tác phẩm như vậy thường sử dụng nhiều gam màu trầm, đặc biệt là màu đen. Thế nhưng với “Trăng Kim Hỷ”, qua sự sáng tạo tài tình của Giang Nam, khung cảnh hiện lên rõ ràng, thu hút và mang đầy tính nghệ thuật. Một nửa tranh là nền trời tối đen, với ánh sáng duy nhất từ ánh trăng lưỡi liềm, ẩn hiện trong đó là những nếp nhà sàn thấp thoáng mà càng nhìn càng say mê. Tương phản với bóng tôi là ánh sáng từ dưới gầm nhà sàn hắt lên. Tất cả đều vô cùng tỉ mỉ, chi tiết từ vân gỗ, những mái ngói lẩn vào đêm đen cho đến toàn cảnh những ngôi nhà sàn cổ. Cả bức tranh không một bóng người, nhưng nhìn vào vẫn thấy cuộc sống của đồng bào dân tộc hiện lên rõ rệt và sinh động qua những con vậy nuôi dưới gầm sàn. Điều đặc biệt nữa chính là bức tranh được vẽ toàn cảnh với góc rộng và có sự sáng tạo rõ rệt, không như Nhiếp ảnh, chỉ có thể mang đến người đọc một cái nhìn hẹp, thì với Mỹ thuật, tranh được bao quát, chọn lọc, sắp sếp những hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất, đấy cũng chính là một nét nghệ thuật của “Trăng Kim Hỷ” được đánh giá rất cao.
Có thể thấy, với giải thưởng lớn đạt được, Họa sĩ Trần Giang Nam không chỉ mang lại niềm vui cho Văn học Nghệ thuật tình nhà; mà còn góp phần mang những cảnh sắc quê hương đến với độc giả gần xa. “Trăng Kim Hỷ” còn là thông điệp mà anh muốn gửi đến mọi người “Phong cảnh truyền thống là một bản sắc truyền thống của dân tộc vùng cao Bắc Kạn, được nêu cao vẻ đẹp qua tác phẩm Mỹ thuật. Mong rằng sẽ nhiều người biết đến hơn nữa những cảnh sắc này, và mọi người sẽ cùng chung tay gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền quý báu cho thế hệ mai sau”./.