Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Sơn mài là một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam bởi tính bền và độc đáo của nó. Cách sử dụng chất liệu như sơn ta hay sơn hiện đại cũng là những đóng góp lớn của các nghệ sĩ khi thể hiện sự sáng tạo trên dòng tranh này. Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu về lịch sử phát triển dòng tranh sơn mài của Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Lịch sử của tranh sơn mài Việt Nam

Ở nước ta, tranh sơn mài đã có lịch sử từ lâu đời. Dòng tranh này sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai… vẽ trên vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt trong dòng tranh sơn mài như vỏ trứng, ốc, cật tre… họ đã tìm cách đưa những chất liệu có tính biểu đạt phong phú này vào việc duy trì kỹ thuật vẽ tranh sơn mài và tạo nên những kỹ thuật mới độc đáo. Từ đó là nền tảng và tiền đề quan trọng để các họa sĩ sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự có giá trị.

                                                 Tác phẩm "Dọc mùng" - Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về sơn mài đã được khai quật cách đây hàng trăm năm. Vào thời Đinh (930 - 950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để trét thuyền; rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ được nhiều cổ vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp vàng... Mãi đến thời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), cụ Trần Lư (hiệu Trần Thượng Công) mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình thu nạp vào nội phủ để trang trí, vẽ vời nội thất cung điện. Hiện nay, Huế là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.

                                            Tác phẩm "Chùa Một Cột" của tác giả Đặng Tin Tưởng

Để sáng tạo nên một tác phẩm sơn mài hoàn chỉnh, các họa sĩ phải trải qua nhiều công phu, tỉ mỉ, với thời gian trung bình khoảng 6 tháng. Chỉ nói đến thời gian để tạo nên tác phẩm không thôi cũng đủ thấy "khủng khiếp" cho những ai không thực sự yêu nghề và đam mê bộ môn nghệ thuật này. Chính bởi sự công phu và tỉ mỉ của nó mà sơn mài truyền thống có giá trị sử dụng rất lâu, có khi còn lâu hơn cả thời gian tồn tại của một đời người (từ khoảng 50 năm - 200 năm).

              Họa phẩm "Cô Liên" - họa sĩ Huỳnh Văn Gấm và tác phẩm sơn mài kinh điển trong sự nghiệp

Sự phát triển của tranh sơn mài trong nền mỹ thuật Việt Nam đương đại

Ngày nay, nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại vẫn đạt được những bước tiến và thành tựu lớn, phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới mang đậm dấu ấn và tính sáng tạo thấm đẫm cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Một số họa sĩ trẻ đã đưa các loại vỏ ốc hay vỏ trứng, vỏ trai vào tranh để tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ mang tính biểu hiện trừu tượng nhiều hơn là mô tả thực. Người ngắm tranh nhờ đó có thể nhận diện được sự đa dạng tạo ra từ chất liệu, vì thế sơn mài lúc này không bị bó hẹp trong cách tạo hình cũng như cách thể hiện. Thế nhưng cho dù bộc lộ theo phong cách nào, xu hướng nào thì thế giới hiện thực vẫn là những tác nhân quan trọng và luôn ẩn hiện trong các tác phẩm sơn mài đương đại Việt Nam.

Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền chắc vừa đảm bảo tính sang trọng, lộng lẫy trong cách thể hiện đã thu hút phần lớn các thế hệ họa sĩ Việt Nam nghiên cứu tìm tòi. Nhiều họa sĩ của hội họa đương đại tiên phong đã tập trung khai thác mọi khả năng, tính năng biểu hiện của chất liệu. Lối tạo hình mới trên nền vóc với kỹ thuật gắn kết hiện đại để tạo ra hiệu quả cho tác phẩm đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các hình thức biểu đạt trong tranh sơn mài. Đặc thù của chất liệu này là luôn tạo ra những bất ngờ thú vị trong quá trình thể hiện. Chính điều đặc biệt này đã trở thành tiền đề quan trọng để giúp các họa sĩ tự do sáng tạo trong việc thể hiện ý tưởng, không bị gò bó trong cách thức biểu đạt, hơn nữa còn là trong xu hướng biểu hiện có tính trừu tượng.

Họa sĩ Bùi Hữu Hùng là tên tuổi có tiếng và dẫn đầu Việt Nam trong dòng tranh sơn mài. Họa sĩ có hơi hướng thiên về quá khứ, anh đã đưa người yêu nghệ thuật trở lại với thời kỳ của chế độ phong kiến Việt Nam. Đề tài mà họa sĩ đề cập là đề tài của những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hoàng cung và thiếu nữ, vua chúa, hoàng hậu xưa trong các lối trang phục truyền thống. Sự liên tưởng về quá khứ, kết hợp với lối vẽ cổ xưa với tính trang trí đã thể hiện và truyền tải được toàn bộ tinh thần của dân tộc ta trong một thời kỳ lịch sử. Dòng tranh sơn mài của anh được gọi là “dòng tranh khách sạn” vì thường được trưng bày ở những nơi có tính thưởng lãm cao.

       Tác phẩm "Hoàng hậu" phong cách sơn mài đặc trưng và quen thuộc trong tranh của Bùi Hữu Hùng

Đinh Quân được xem là một trong những “leading artist” của dòng tranh sơn mài nói riêng và mỹ thuật Việt Nam nói chung. Anh đã gợi tả những người phụ nữ Việt Nam trên nền đen sâu thẳm của sơn mài. Trong lối biểu hiện vừa hiện thực vừa trừu tượng, hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm của anh là sự giao thoa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

                       Nghệ sĩ Đinh Quân với tà áo dài lả lướt của thiếu nữ trong họa phẩm "Thì thầm"

Nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam gần một thế kỷ đã phát triển trong giai đoạn rực rỡ và đồng hành với các họa sĩ tâm huyết luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu tạo hình độc đáo này. Từ một chất liệu mang tính trang trí cổ truyền, họ đã góp công chuyển thành chất liệu nghệ thuật sáng giá. Tính truyền thống ấy ngày càng trở nên đặc sắc hơn qua bàn tay điêu luyện và giàu mỹ cảm của các nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới và dân tộc nhằm làm phong phú thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sơn mài Việt Nam./.

 

 

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000