Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Tết Trung thu qua cái nhìn của họa sĩ Việt
Tết Trung thu qua cái nhìn của họa sĩ Việt
Mỗi mùa Trung thu đến, không khí không chỉ rộn ràng ở phố hàng Mã, trẻ em kéo nhau đi phá cỗ trông trăng, rước đèn, múa lân, mà còn hiện lên vô cùng sinh động và thú vị trong những loạt tranh của các họa sĩ Việt Nam từ xa xưa đến đương đại. Nếu có ai đó muốn tìm lại không khí Trung thu xưa của Hà Nội, không gì dễ hơn là ngắm tranh của các họa sĩ nổi tiếng. Với các danh họa thì sắc màu trong tranh không chỉ đơn thuần là sự ghi chép mà còn là hiện thân cho những khao khát cá nhân. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Tết Trung thu đã được tái hiện thú vị như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, qua bài viết dưới đây.

Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tư Nghiêm

Bùi Xuân Phái không chỉ được biết đến là một danh họa nổi tiếng với những bức tranh về phố cổ Hà Nội với thương hiệu “Phố Phái” trong hình ảnh 36 phố phường mà ông còn được biết đến với những họa phẩm về chủ đề Chèo, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán… Hãy cùng nhìn lại một số họa phẩm về Tết Trung thu dưới nét cọ tài hoa bậc nhất của danh họa nổi tiếng xứ xở kinh kỳ Bùi Xuân Phái.

Trong nhiều tác phẩm của mình, Nguyễn Tư Nghiêm cũng vượt ra ngoài sự diễn đạt thông thường khi diễn tả âm thanh trong hội họa khi đạt tới trình độ bậc thầy của việc tái tạo âm thanh. Tiếng trống múa lân, tiếng cười nói của trẻ nhỏ, những âm thanh rộn ràng, náo nức và sống động là những yếu tố giúp người xem cảm nhận và hình dung rõ ràng nhất về không khí Trung thu trong tranh của những họa sĩ này.

                                                 "Vui Tết Trung thu" của danh họa Bùi Xuân Phái

Điều đặc biệt là thời gian khoảng những năm 1960 khi đó cả Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tư Nghiêm đều rất tôn trọng ánh sáng tự nhên trong tranh tức là cố gắng biểu đạt thứ ánh sáng dìu dịu của mặt trăng. Và trong thứ ánh sáng huyền nhiệm ấy, ánh sáng tỏa ra từ những chiếc đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, đèn cá trở thành biểu tượng đẹp nhất với trẻ em đêm trăng rằm.

Dưới ánh trăng thu, người lớn ngồi với nhau uống trà, thưởng rượu, ngắm trăng, làm thơ. Trẻ em được vui chơi thỏa thích, được hòa mình vào thế giới đồ chơi kỳ thú cùng mâm cỗ đêm Rằm. Trong đêm Trung thu, mọi người chờ trăng lên rồi phá cỗ, những đứa trẻ quanh xóm rước đèn lồng, chia nhau những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, cùng các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như bưởi, chuối, hồng, na…Tất cả đã đi vào tranh của họa sĩ một cách bình dị và thân thương nhất.

Một trong số những bức tranh vẽ Tết Trung thu đoàn viên nổi bật của danh họa Phái là bức “Trung thu đã đến”. Đây là bức họa nổi bật của họa sĩ trong số những tác phẩm vẽ về đề tài Trung thu.

Có thể nhận thấy, Bùi Xuân Phái vẽ chân nghiêng theo cách vẽ của người châu Á và Việt Nam ngày xưa. Phong cách ký họa dân gian rất hợp với đề tài này. Trong tranh, các em bé ngước lên nhìn trăng và nhìn đèn ông sao. Rước đèn, đánh trống, rước đầu sư tử khá phổ biến thời xưa.Thời đó, nhà nghèo nhất thì cũng có thể mua được 1 cái đèn ông sao cho con em mình, bên trong thắp một cây nến. Gia đình nào có điều kiện, cầu kỳ thì lấy hạt bưởi phơi khô, xâu vào dây, rồi đốt, chạy xung quanh một cái đèn cù hay đèn kéo quân…

Mỗi dịp Trung thu đến, những con phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Hàng Ngang, Hàng Đào như được bừng sáng lên trong ánh đèn của đồ chơi Trung thu. Đây cũng là nhân tốc tạo nên ấn tượng thi giác mạnh mẽ và truyền cảm hứng đến họa sĩ. Ngoài cảm xúc, loạt tranh Trung thu của hai họa sĩ cũng thể hiện tinh thần tìm tòi, sáng tạo và lao động nghệ thuật cần mẫn của hai họa sĩ.

Xu hướng thể hiện của Nguyễn Tư Nghiêm thường sử dụng nét vẽ cứng cỏi, màu sắc đơn giản, chạm khắc vẻ đẹp của truyền thống văn hóa Việt qua nét vẽ về đình làng. Trong khi đó, Bùi Xuân Phái lại có thiên hướng sử dụng nhiều gam màu rạng rỡ, vui tươi, sặc sỡ.

Ngắm nhìn tranh Trung thu của các họa sĩ ngày xưa, chính là cách nhanh nhất để hồi tưởng lại nét đẹp văn hóa, những phong tục đáng quý truyền thống, đại diện cho tâm hồn Việt biểu trưng một thời Hà Nội đạn bom, thể hiện tình yêu với cái đẹp và nghệ thuật chân chính. Dù sắc độ trong tranh của Nguyễn Tư Nghiêm và Bùi Xuân Phái có xu hướng trái ngược nhau nhưng dù thế nào, khi nhìn qua lăng kính của những tác phẩm hội họa này, những người yêu tranh, yêu hội họa không ngừng cảm thấy được sống lại không khí Trung thu xưa của người Hà Nội, êm ả, bình yên và giàu màu sắc.

Hoàng Việt Thắng

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Vì thế, họa sĩ thấm nhuần nét đẹp văn hóa và những phong tục, tập quán của người Hà Nội. Những nét đẹp Hà Nội thể hiện đậm nét trong từng bức tranh của anh, đó là Tết Nguyên đán, là Tết Trung thu, là làng quê Việt Nam yên bình… và vô vàn những nét đẹp trong cuộc sống được họa sĩ Hoàng Việt Thắng bắt được những khoảnh khắc đắt giá để thể hiện trong tranh của mình.

Ký ức xưa về một Hà Nội xưa cũ cách đây 25-30 năm được họa sĩ thể hiện xuất thần và vô cùng thu hút qua những nét đẹp cổ điển, hoài cổ. Đó là từ bộ bàn ghế sofa cũ, bộ ấm chén cổ, là bình hoa tráng men ngọc lam ngày xưa. Là bao diêm, con lật đật, đồng hồ Nga cổ… tuy chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt được góp nhặt từ ngoài đời sống vào tranh nhưng đã khẳng định tên tuổi của Hoàng Việt Thắng trong làng hội họa Việt Nam đương đại.

                               

Tranh Tết Trung thu của họa sĩ Hoàng Việt Thắng là hình ảnh đầu rồng múa lân, cái pháo quay bằng tay của trẻ em, là mùa thu với những đặc sản quả na, quả hồng, quả thị, lọ hoa mẫu đơn, bánh trung thu, chén trà, cái mẹt… Những hình ảnh giản dị nhưng làm sống dậy thời xưa của Hà Nội mùa thu, của những mùa Trung thu trăng tròn tháng 8 âm lịch rực rỡ tỏa sáng trên bầu trời.

                             

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng có xu hướng sử dụng tông màu trầm, tối, làm nổi bật vẻ đẹp hoài cổ của một thời xưa cũ. Những chi tiết tuy nhỏ bé, giản dị nhưng là đặc trưng không thể trộn lẫn ở vùng miền khác, mang màu sắc rất riêng của mùa thu Hà Nội.

                               

Thông qua những họa phẩm từ xưa đến nay của họa sĩ Việt, Tết Trung thu hiện lên vô cùng đáng mến, đáng nhớ, ghi dấu ấn sâu đậm vô cùng trong lòng người yêu nghệ thuật. Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, quyến rũ đến nao lòng, và đêm trăng sáng phá cỗ từ bao năm nay đã in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam, không chỉ trong đời thực mà còn được tái hiện sống động trong thế giới hội họa mỗi độ thu về./.

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000