Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Tranh Việt và các tác phẩm nghệ thuật Việt đang ngày càng trở thành một tài sản xứng đáng để đầu tư
Tranh Việt và các tác phẩm nghệ thuật Việt đang ngày càng trở thành một tài sản xứng đáng để đầu tư
“Tranh Việt và các tác phẩm nghệ thuật Việt đang ngày càng trở thành một thứ tài sản xứng đáng để đầu tư” Để lý giải cho điều này, hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu qua bài viết sau.

Danh họa Pablo Picasso từng có một phát biểu kinh điển: “Tranh là thứ vũ khí hiệu quả chống lại sự vô vị trên những bức tường”. Câu nói này đã phần nào nói lên được vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của những tác phẩm nghệ thuật khi chi phối đến nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như vai trò bồi đắp đời sống tinh thần cho con người. Sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam qua nhiều năm đã minh chứng cho giá trị của tranh Việt khi ngày càng có chỗ đứng trong đời sống con người và được xem là một loại tài sản xứng đáng để đầu tư

Những dấu ấn của mỹ thuật Việt Nam sau thời kỳ mở cửa (Từ 1986 – 2023)

Sau gần 40 năm mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường, mỹ thuật Việt Nam được ghi nhận là đã có rất nhiều dấu ấn phát triển mạnh mẽ. Lúc này ở thị trường mỹ thuật Việt Nam bắt đầu xuất hiện hàng loạt các gallery nghệ thuật và sự bùng nổ cả về số lượng và chất lượng của tác phẩm lẫn sự tham gia của các tác giả so với các thời kỳ trước đó. Đường lối văn nghệ đề cao tính nhân văn, sáng tác của các họa sĩ được cởi trói về tư tưởng và liên tục đổi mới về hình thức lẫn nội dung. Tài năng của các họa sĩ không chỉ được đón nhận trong nước mà còn được công chúng nước ngoài đặc biệt chú ý, báo chí nước ngoài đưa tin về mỹ thuật Việt Nam rất nhiều. Hàng trăm cuộc triển lãm lớn nhỏ trong và ngoài nước đã được tổ chức với tần suất dày đặc, khẳng định sức hút mạnh mẽ của nền mỹ thuật nước ta lúc bấy giờ. Sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam 30 năm thời kỳ đổi mới đã được tái hiện lại tại Triển lãm Mở cửa do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm trong ngày 21/09/2016 với sự vinh danh các tác giả tiêu biểu của thời kỳ đổi mới như Hoàng Hồng Cẩm, Mai Duy Minh, Vương Văn Thạo, Lê Thiết Cương, Hoàng Phượng Vỹ...

Tranh Việt ngày càng trở thành một loại tài sản xứng đáng để đầu tư

Hội họa Việt Nam được các nhà phê bình mỹ thuật trên thế giới đánh giá rất cao, bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt vì chất lượng nghệ thuật cao, mức giá cả hợp lý. So với giá tranh của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Hồng Kông... thì mặt bằng giá tranh của Việt Nam nhìn chung không cao.

Lấy ví dụ như trường hợp của những họa sĩ được coi là những tài năng lớn nhất của Việt Nam, giá tranh của những họa sĩ nổi tiếng người Việt năm 1997 được bán với giá $5,000 cho một bức, lúc đó những họa sĩ người Trung Quốc cùng thời với các họa sĩ của ta cũng có mức giá tương đương như vậy. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là giá tranh của các họa sĩ Trung Quốc đã tăng lên đến hàng triệu đô cho một bức thế nhưng tranh của các họa sĩ nổi tiếng nhất của chúng ta cho đến nay cũng vẫn chỉ giữ ở giá trên dưới $10,000 cho một bức. Nguyên nhân của thực trạng này một mặt là do vấn nạn tranh giả, mặt khác là do thị trường tranh bác học của ta chưa đủ sức hút để những “mạnh thường quân” dám mạnh tay đầu tư một cách chính đáng, tạo cú hích cho sự phát triển đầy nội lực và mạnh mẽ. Nền hội họa một quốc gia muốn phát triển thì không chỉ có thể dựa vào tài năng của họa sĩ mà còn cần sự quan tâm từ phía nhà nước, các nhà đầu tư trong nước về các vấn đề pháp lý như bảo vệ bản quyền, tìm đầu ra cho các tác phẩm và nâng cao thị hiếu mỹ thuật công chúng.

Nền mỹ thuật Việt Nam từ xưa đến nay đã ghi dấu ấn với rất nhiều các tác phẩm nổi danh, thế nhưng rất ít trong số chúng được định giá một cách chính xác. Điều này vô tình làm cho giá trị của các tác phẩm nghệ thuật Việt bị đánh giá thấp hơn so với tổng thể chung của nền mỹ thuật thế giới.

Vậy nhưng trong phiên đấu giá Southeast Asian Modern & Contemporary Art của nhà Bonhams diễn ra tại Hong Kong vừa qua, hội hoạ Việt đã thực sự “nở mặt nở mày” khi hai trong số các tác phẩm đem đi dự triển lãm được đấu giá thành công với mức giá lên tới hàng triệu USD - cao gấp nhiều lần với mức giá ước định. 

Bức bình phong sơn mài “Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long” của Phạm Hậu

Nằm ở lô 18, bức bình phong  “Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long” (Golden Sunset over Halong Bay) là bức tranh sơn mài có kích thước 100 x 198cm, được sáng tác vào năm 1938 - 1945 của Phạm Hậu đã được bán với giá 9.732.500 HKD, tương đương hơn 1.247.937 USD - tăng khoảng 340% so với giá ước định ban đầu (2.800.000 đến 3.800.000 HKD).

                              Tác phẩm "Hoàng hôn trên Vịnh Hạ Long" của họa sĩ Phạm Hậu

Điều đặc biệt đây là một tác phẩm nghệ thuật gắn liền với vị hoàng đế cuối cùng của lịch sử Việt Nam - hoàng đế Bảo Đại, được ông tặng cho nhà báo Mỹ đoạt giải Pulitzer Edgar Ansel Mowrer khi ông có dịp ghé thăm và gặp mặt với vua tại Đà Lạt.

Không phải nói tác phẩm của Phạm Hậu đặc sắc thế nào khi chính giá trị được thẩm định của nó đã là minh chứng rõ nhất cho những gì tác phẩm này đem lại. Theo nhận định của nhà đấu giá Bonhams Hồng Kông: Phạm Hậu được biết tới như một người tiên phong, góp phần khai sinh ra nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Bức tranh Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long của ông diễn tả vẻ đẹp tuyệt vời của vùng vịnh khi chìm vào hoàng hôn. Từ cảnh biển bao la, vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên theo từng lớp,.... tất cả đã được gói gọn trong những nét vẽ điêu luyện của người hoạ sĩ. Đặc biệt, bức bình phong này còn mang những dấu ấn tuyệt vời xứng tầm kiệt tác như: góc nhìn ban đầu, bố cục thơ, các kỹ thuật sơn mài đỉnh cao,.... 

Tác phẩm càng được nâng tầm giá trị khi được mạ vàng và đỏ rực rỡ - đây là những màu chính thức của hoàng gia lẫn triều đình. Do đó, giá trị của tác phẩm là khó có thể được thẩm định một cách chính xác. Nó mang trong mình những giá trị lớn về văn hoá - nghệ thuật, thậm chí là cả giá trị lịch sử cao quý.

Tranh lụa "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt" của danh họa Mai Trung Thứ

Nằm ở lô số 17, tác phẩm “Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” (Lady Paying a Nguyet Cam) 73 x 61cm, sáng tác năm 1943 của Mai Trung Thứ đã được bán với giá  7.812.500 HKD, tương đương hơn 1 triệu USD. Mức giá này cao hơn gấp nhiều lần so với giá ước định ban đầu là 1.200.000 đến 2.200.000 HKD - rơi vào khoảng 650%. 

                                Tác phẩm "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt" của danh họa Mai Trung Thứ

Vẻ đẹp của tranh lụa Mai Trung Thứ không chỉ nằm ở đường nét, chất liệu tranh mà còn được thể hiện trong những chi tiết tinh tế mà tác giả muốn gửi gắm. Tranh khắc hoạ vẻ đẹp dịu dàng, nét đài các cùng sự tài hoa của người thiếu nữ Việt. Ý tranh bình dị, mộc mạc nhưng được thể hiện hết sức độc đáo. Đặc biệt trong tranh còn có một chi tiết nhỏ đáng chú ý là cuốn sách màu đỏ đặt trên bàn có tên Ngọc Hoa - truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam thế kỷ 18. Truyện  kể về mối tình đẹp đầy tính sử thi của 2 nhân vật Ngọc Hoa và Phạm Tải. Chính những yếu tố độc đáo này của tác phẩm đã giúp tranh nhận được sự đánh giá cao của hội đồng thẩm định cùng giới chuyên môn và người chơi tranh trên khắp thế giới. Và đó cũng là lý do vì sao các bức tranh này lại được đấu giá cao đến vậy.

Có thể thấy rằng, hội hoạ Việt Nam đang từng bước chuyển mình và nâng cao vị thế khi liên tục có những tác phẩm được hội đồng chuyên môn và giới phê bình đánh giá cao - minh chứng rõ nhất thông qua mức giá bán ra của các bức tranh này. Tranh Việt có sự độc đáo trong đường nét, cách thức thể hiện. Hơn hết đó chính là giá trị văn hoá - lịch sử mà tác giả muốn gửi gắm. Hy vọng trong tương lai tranh Việt nói riêng, hội hoạ Việt nói chung sẽ được ghi nhận nhiều tin vui hơn nữa từ chính những tác phẩm độc đáo do người Việt thực hiện, hoạ trên chính chất liệu Việt.

Hiện nay, hội họa đương đại Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của hàng trăm nghìn họa sĩ, nghệ sĩ và cùng với đó là sự ra đời của vô số các tác phẩm nghệ thuật, phong phú và đa dạng về chủng loại như tranh, gốm, tượng điêu khắc, sản phẩm sơn mài, sản phẩm décor trang trí mang tính sáng tạo ngày càng cao và đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người yêu nghệ thuật trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong một dịp đến thăm Việt Nam, ông đã mua hai bức tranh của họa sĩ Lê Thanh Sơn tại Hà Nội. Vì thế tranh Việt giờ đây đang ngày càng trở thành một loại tài sản vô cùng xứng đáng để đầu tư. Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế.

Triển vọng phát triển chuyên nghiệp cho nền mỹ thuật Việt Nam đương đại

Những năm gần đây, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO cũng đã dành mối quan tâm nhiều hơn đối với nền mỹ thuật nước nhà để quảng bá cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra bên ngoài. Văn hóa còn là dân tộc còn. Lớp lớp các họa sĩ, văn nghệ sĩ bằng tất cả tâm huyết và tài năng đã không ngừng sáng tạo, lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc, lấp lánh trong dòng chảy văn minh của nhân loại bởi  vì văn hóa được xem là "tấm căn cước" của một cộng đồng, một dân tộc. Thực tế phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay đã cho thấy những minh chứng cụ thể về sự thành công trong sự phát triển đất nước, khi biết dựa vào văn hóa như một nền tảng tinh thần.

Nói đến văn hóa Việt Nam trước hết phải nói tới nền tảng tinh thần là ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập, tự cường. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng của văn hóa Việt Nam và là yếu tố cấu thành phẩm chất của con người Việt Nam. Tinh thần dân tộc cao sẽ là động lực và sức mạnh thúc đẩy một dân tộc vươn tới đỉnh cao. Vấn đề đang đặt ra hiện nay cho Việt Nam là làm thế nào để động viên được tới các mức cao nhất sức mạnh này trong công cuộc xây dựng đất nước và cạnh tranh quốc tế. Thêm vào đó trong văn hóa Việt Nam, truyền thống hiếu học và khả năng trí tuệ của người Việt đã và đang trở thành một yếu tố bảo đảm cho sự phát triển với tốc độ cao của đất nước và trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế trong tương lai.

Một trong những nét đặc sắc đồng thời cũng là thế mạnh con người Việt Nam là tính cách mềm dẻo, cởi mở và dễ hội nhập. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà thế giới ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng có xu hướng rút ngắn. Trong khi đó văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú với bản sắc hết sức độc đáo. Đó là lợi thế lớn cho Việt Nam trong thời kỳ chủ động hội nhập.

Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế. Trên ý nghĩa này, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa không chỉ dừng ở những hoạt động giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài mà phải có những tính toán lâu dài và hiệu quả, trong đó phải đặc biệt coi trọng thế mạnh của con người Việt Nam.

Ngoài ra, việc phát huy sức mạnh mềm, làm sống dậy các di sản, di tích cũng là một giải pháp quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm. Nền văn hiến lâu đời và lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam đã để lại một truyền thống hào hùng và gắn với nó là vô vàn những di tích quý giá. Dù vậy cho đến nay những di sản này chưa được khai thác có hiệu quả. Thế giới hiện đang có rất nhiều kinh nghiệm làm sống dậy di sản văn hóa, khai thác di sản như những tài nguyên góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Hiện nay, nền mỹ thuật Việt Nam vẫn chứng kiến sự nở rộ của những triển lãm nghệ thuật được tổ chức với một tần suất dày đặc, thu hút được sự chú ý của truyền thông – báo chí và cả công chúng nước ngoài nhằm xúc tiến và phát triển mạnh mẽ nền mỹ thuật ra quốc tế.

Triển lãm “Don’t Call It Art” tại Mơ Art Space với sự tham gia của ba họa sĩ Nguyễn Minh Thành – Nguyễn Quang Huy – Trương Tân và nghệ sĩ người Đức Veronika Radulovic là một dấu ấn đậm nét của nghệ thuật Việt Nam năm 2022.

                                                       Triển lãm "Don't Call It Art" tại TP. Hồ Chí Minh

Triển lãm “Phù Thế” của nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Đức (Đức Nhà Sàn) thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham dự và thưởng lãm.

                     Triển lãm nổi bật trong mỹ thuật Việt Nam 2022  "Phù Thế" của nghệ sĩ Đức Nhà Sàn

 Thương hiệu gốm Phù Lãng được biến hóa tài hoa dưới bàn tay của nghệ sĩ nổi tiếng Bắc Ninh – Gốm                                                                                               Huân

                                    Tranh của họa sĩ Đỗ Quốc Thắng – Tác phẩm “Lễ hội bài chòi”

                                      Họa sĩ Đỗ Tuấn Tài ghi dấu ấn với họa phẩm “Chở che”

                         Họa sĩ sơn mài nổi tiếng Việt Nam Bùi Hữu Hùng với hình ảnh hoàng cung

                  Nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Thế Dzung (Dzung Bò) – Tác phẩm “New year day”

                         Nghệ sĩ Nguyễn Minh Phước thể hiện tài năng của mình trong đề tài Phật giáo

                       Họa sĩ Hồng Việt Dũng với phong cách đặc trưng – Tác phẩm “Ngày mờ sương”

Với tài năng và tâm huyết của mình, các nghệ sĩ Việt đang ngày càng chứng tỏ vị trí và chỗ đứng vững chắc của bản thân trong nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, và cũng cho thấy được sự phát triển rực rỡ của các tác phẩm nghệ thuật Việt trong tiến trình hội nhập với mỹ thuật thế giới./.

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000