Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Triển lãm sơn mài Mài của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc về đề tài thờ cúng và tín ngưỡng tâm linh của người Việt
Triển lãm sơn mài Mài của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc về đề tài thờ cúng và tín ngưỡng tâm linh của người Việt
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vào 10h00 ngày 14/10/2023 sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mài” của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc. Đây là cuộc triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ. Triển lãm lần này của họa sĩ sẽ giới thiệu tới công chúng 25 tác phẩm sơn mài, được xem là thành quả sau 5 năm trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và thừa hưởng từ giá trị mỹ thuật của các thế hệ đi trước. Họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc mong muốn gìn giữ, bảo tồn kỹ thuật truyền thống, đồng thời cũng có ước muốn được phát triển ngôn ngữ tạo hình mới trên chất liệu sơn mài. “Mài”, một triển lãm với những tác phẩm sơn mài có cảm hứng từ đồ thờ cúng trong dân gian Việt Nam của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc – nghệ sĩ có niềm đam mê sâu đậm với truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam.

Triển lãm sơn mài Mài của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc về đề tài thờ cúng và tín ngưỡng tâm linh của người Việt

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vào 10h00 ngày 14/10/2023 sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mài” của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc. Đây là cuộc triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ. Triển lãm lần này của họa sĩ sẽ giới thiệu tới công chúng 25 tác phẩm sơn mài, được xem là thành quả sau 5 năm trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và thừa hưởng từ giá trị mỹ thuật của các thế hệ đi trước. Họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc mong muốn gìn giữ, bảo tồn kỹ thuật truyền thống, đồng thời cũng có ước muốn được phát triển ngôn ngữ tạo hình mới trên chất liệu sơn mài. “Mài”, một triển lãm với những tác phẩm sơn mài có cảm hứng từ đồ thờ cúng trong dân gian Việt Nam của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc – nghệ sĩ có niềm đam mê sâu đậm với truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam.

Tư tưởng bình dân lấy thiện tâm chân thật làm đầu, rồi mới tới cái Đẹp được lựa chọn thể hiện với các tác phẩm trong loạt tranh “Mài”

Họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc sinh năm 1982 tại Hà Nội, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Họa sĩ theo đuổi phong cách sáng tác tự do, theo đuổi các chủ đề văn hóa dân gian bằng chất liệu sơn mài. Năm 2021, họa sĩ Tiến Ngọc từng tổ chức 3 triển lãm.

Tại triển lãm “Mài” lần này, họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc cho biết mài là quá trình không thể thiếu trong sáng tác tranh sơn mài. Nơi họa sĩ hiểu sâu hơn về học thuật của bản thân nói riêng và nghệ thuật nói chung. Không gian nơi những con đường dẫn đến ánh sáng, hay tùy vào hình ảnh những biểu tựng linh thiêng đối với tôi đều dẫn tôi tới một thế giới tốt đẹp. Sau cả 5 năm Mài âm thầm, họa sĩ cảm thấy bản thân đã trải qua một sự tiến hóa tích cực trong các tác phẩm sơn mài đầy tính ngẫu hứng tự nhiên. Các tác phẩm chuyên đề về bàn tay, mang thông điệp ca ngợi tinh thần đoàn kết và hướng thượng, trong lao động nhờ chia sẻ đi đến hạnh phúc – với ước mơ mong cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

                       

Phong cách của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc thể hiện những tác phẩm mới của anh về nghi lễ thờ cúng trong phong tục văn hóa dân gian Việt Nam, đề cao triết lý “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” của tư tưởng và quan điểm Phật giáo.

Thường thì những chủ thể thường hay xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tiến đó là: chó đá, các lễ vật như hương, hoa, oản, quả, bánh chưng và các đồ thờ như: đèn, bát hương, đĩa, chén nước, lọ hoa hay những vật dụng như: cơi trầu, bình vôi, mõ cá… được thể hiện bằng chất liệu sơn mài về các nghi lễ thờ cúng trong phong tục văn hóa dân gian của Việt Nam. Vẻ đẹp của tín ngưỡng và nghệ thuật là nhân tố quan trọng để họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc lựa chọn chủ đề để thể hiện theo dòng đồ thờ dân gian để sáng tác tranh trong nhiều năm qua.

Hoạt động nghệ thuật nhiều năm, họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc ghi dấu ấn với mảng đề tài đồ thờ dân gian Việt Nam. Qua những vật phẩm linh thiêng, thân thuộc bình dân trên bàn thờ của mỗi gia đình, họa sĩ cũng đã tái hiện đời sống tinh thần của người Việt với nếp sống bình dị, coi trọng lễ nghi, thủ tục, tình nghĩa làng xóm, họ hàng, góp phần nhắc nhở nhân dân ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn.

                     

Theo họa sĩ thì đồ thờ dân dã trong tín ngưỡng của người Việt đã thấm sâu vào con người anh từ thuở nhỏ. Họa sĩ tái hiện qua những hình ảnh khắc sâu trong ký ức của người thân sửa soạn phẩm vật và thành tâm hành lễ đứng trước ban thờ. Bằng những nén hương, những vật phẩm nghiêm trang mang tính tâm linh, họa sĩ gửi gắm thông điệp về tinh thần và đạo lí uống nước nhớ nguồn. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, họa sĩ thấu hiểu điều đó và luôn cố gắng mong muốn truyền tải trọn vẹn qua những bức tranh. Đó là sự điều chỉnh về những ứng xử của hiện tại và tương lai đối với quá khứ, tràn đầy vẻ đẹp sang trọng trong sự cung kính, khoan thai, với những lời khán mang chở đầy ắp niềm tin tâm linh về hạnh phúc, an lạc của người hành lễ. Bởi thế nên nhiều năm qua, họa sĩ đã luôn dành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài này.

Những ký ức về đồ thờ dân dã trong cuộc sống của người Việt đã thực sự thấm sâu trong ký ức của họa sĩ. Đó là những khoảng thời gian mà con người dành tâm trí cho việc tâm linh, sửa soạn phẩm vật và thành tâm hành lễ khi thắp hương khấn vái trang nghiêm trên bàn thờ những nén hương. Con người ngày nay thông qua đồ thờ để nâng cao tinh thần đạo lý uống nước nhớ nguồn. Để những ứng xử của hiện tại và tương lai đối với quá khứ, tràn đầy vẻ đẹp trang trọng. Trong sự cung kính, khoan thai, với những lời khấn niềm tin mang lại hạnh phúc, an lạc của người hành lễ.

 

Các nhà phê bình đánh giá các tác phẩm tại triển lãm “Mài” lần này ca ngợi vẻ đẹp trong nghi thức hành lễ của người Việt với ngôn ngữ tạo hình dung dị, phóng khoáng, tự do hòa quyện với chất liệu sơn mài truyền thống. Qua đó các tác phẩm cũng cho thấy sức sáng tạo không ngừng của họa sĩ

Trong triển lãm “Mài” lần này, họa sĩ mong muốn khắc họa vẻ đẹp của ban thờ dân dã thuộc truyền thống khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng của người Việt được coi là những di sản phi vật thể vô cùng quý báu, tồn tại được nhờ nhu cầu của lớp người muốn bày tỏ sự hy vọng vào tương lai, đồng thời cũng ca ngợi lòng biết ơn và sự trân trọng nghĩa tình với quá khứ. Tư tưởng bình dân lấy thiện tâm chân thật rồi mới hướng tới cái Đẹp đã được họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc chọn lựa nhằm thể hiện các tác phẩm trong loạt tranh triển lãm lần này để thể hiện tình cảm với đồ thờ nói riêng và vật phẩm tâm linh trong đời sống dân gian nói chung. Tự thân những đồ vật đó trên ban thờ đã nói lên rất nhiều các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Ở một góc độ nào đó như một cách đưa con người trở về với các giá trị quá khứ  và trân trọng hiện tại, những suy ngẫm về nỗi ám ảnh hướng tới tương lai, nhưng thường trực trong thẳm sâu vẫn là nỗi do dự, băn khoăn về sự sống và cái chết. Ban thờ cúng trong tranh “Mài” đều hướng tới sự hội tụ vẻ đẹp đậm chất văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong những khoảng thời gian năng lượng tâm linh như ngày rằm, đầu tháng, giao mùa.

Tự thân những đồ vật thờ cúng trên ban thờ đã nói lên những giá trị “biết nói” của văn hóa dân tọc. Ở một góc độ nào đó như gợi cho con người sự liên tưởng về quá khứ, hiện tại và tương lai, tới sự suy ngẫm về nỗi ám ảnh thường trực như sự sống và cái chết

Theo họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc thì ban thờ chính là nơi hội tụ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của những sản phẩm nông nghiệp rực rỡ. Dù chỉ rất đơn sơ, mộc mạc với là bát hương, đèn dầu, nén hương, những đồ thờ dân gian là vật chứng của những lời khấn mang niềm tin về hạnh phúc, an lạc của con người trong sự cung kính, khoan thai. Đó chính là minh chứng cho thấy những giá trị của đồ thờ cúng khẳng định qua từng giai đoạn lịch sử mang đượm giá trị thẩm mỹ và giá trị tín ngưỡng. Dù có thể có những sự khác nhau về hình thức nhưng đồ thờ cúng vẫn đều có chung là hướng con người đến cái thiện, thể hiện lòng biết ơn tới tổ tiên và với các đáng siêu nhiên.

Hình ảnh những biểu tượng linh thiêng lưu danh sử sách cho con cháu sau này thêm tự hào về lịch sử nước Việt

Các tác phẩm của Nguyễn Tiến Ngọc giúp công chúng có được cái nhìn sinh động nhất về vẻ đẹp của năng lực, trí tuệ cũng như sức sáng tạo không ngừng của họa sĩ để mang tới cho người xem những giây phút thăng hoa và hạnh phúc. Triển lãm “Mài: như một bảo tàng về đời sống sinh hoạt và tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở Bắc Bộ đầu thế kỷ trước. Đó chính là cảm nhận sâu sắc cũng như cảm hứng độc đáo về tinh thần của đạo Phật thông qua ngôn ngữ tạo hình dung dị, phóng khoáng, tự do với chất liệu sơn mài công phu biến đổi theo thời gian và tạo ra sự rung động mạnh mẽ đến người xem.

Thông tin triển lãm

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 18 tháng 10 năm 2023 tại tầng 2 nhà B Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000