Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Triển vọng Gốm Việt trên thị trường quốc tế
Triển vọng Gốm Việt trên thị trường quốc tế
Gốm Việt ngày càng có chỗ đứng và vị thế không chỉ trong khu vực châu Á mà còn càng ngày càng có thị phần và chỗ đứng trên thế giới. Những sản phẩm được các nghệ sĩ gốm Việt Nam thể hiện trên chất liệu đất sét nung truyền thống và giữ vững được tinh thần gốm Việt độc bản, độc đáo và thể hiện được bản sắc của dân tộc. Nhiều nghệ sĩ gốm Việt trong nhiều năm qua đã giúp gốm Việt định hình được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, bởi tính độc bản và sáng tạo không ngừng của nghệ sĩ trên cốt cách của những bản sắc gốm truyền thống. Trong thời đại toàn cầu hóa, các nghệ sĩ gốm Việt Nam đang tích cực đưa gốm Việt vươn xa, với những dự án lớn kết hợp với sự giao thoa tìm kiếm hợp tác với các nền văn hóa khác, giúp gốm Việt ngày càng tìm được vị thế và khẳng định được tên tuổi, thương hiệu trên thị trường gốm ở khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu về triển vọng vươn xa của gốm Việt qua bài viết dưới đây.

Triển vọng Gốm Việt trên thị trường quốc tế

Ở châu Á, chúng ta thường thấy vô cùng quen thuộc với các sản phẩm thuộc dòng gốm sứ Nhật, Trung. Có thể thấy, các loại gốm này xuất hiện nhiều, dày đặc và phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thị trường châu Á nói chung vì giá thành, tính thẩm mỹ và chất lượng. Tuy nhiên, nếu so sánh với gốm Việt thì gốm Việt vẫn được đặc trưng và biết đến bởi sự độc đáo và tính độc bản của nó như gốm Phù Lãng, gốm Bát Tràng.

Cap: So với các sản phẩm gốm của Nhật Bản, Trung Quốc, gốm Việt thể hiện được sự khác biệt hẳn khi mang trong mình chất riêng.

Gốm Nhật Bản

Chúng ta thường quen thuộc sự “đổ bộ” như vũ bão của gốm Nhật vào thị phần các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Ở Việt Nam, gốm Nhật nói chung cũng được biết đến và phổ biến nhiều bởi yếu tố về giá thành và độ phổ biến. Với gốm Nhật, các họa tiết, hoa văn thường mang tính truyền thống khó lẫn của Nhật Bản, nhưng với người Việt, chúng ta vẫn phải công nhận gốm Việt với lớp men sáng, bền màu và hoa văn họa tiết sáng tạo, vẫn giữ một chỗ đứng vô cùng vững chắc với người yêu gốm. 

Gốm Trung Quốc

Gốm Trung Quốc được biết đến nhiều với tính mỹ thuật cầu kỳ và họa tiết dễ phân biệt có bề dày lịch sử đang ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những biến động thăng trầm của lịch sử, gốm Trung Quốc không ngừng biến đổi và phát triển, để từ đó cho ra đời những dòng gốm và sản phẩm ấn tượng, đặc sắc.

 Nhắc đến gốm Trung Quốc thì phải nhắc đến gốm Cảnh Đức Trấn với lịch sử hơn 1600 năm. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn là đại diện cho văn hóa Trung Hoa cổ đại bởi độ tinh xảo, mẫu mã nổi bật, chất lượng tuyệt đỉnh và giá cả phải chăng. Mặc dù người phương Tây đã tìm cách chế tác đồ gốm sứ từ đầu thế kỷ 18 nhưng đồ sứ Trung Quốc vẫn được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và các nước Hồi giáo. Dần dần tạo thành con đường gốm sứ trên biển cũng giống con đường tơ lụa trên đất liền, trở thành cầu nối giao lưu văn hóa Đông – Tây thời bấy giờ.

Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn nổi bật do chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại mẫu mã phong phú và phong cách độc đáo. Với hơn 3000 sản phẩm khác nhau, gốm sứ Cảnh Đức Trấn được xem là “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.

4 loại đồ sứ truyền thống trứ danh của Cảnh Đức Trấn là sứ thanh hoa, sứ linh lung, sứ men hồng nhung, men hồng sậm và sứ men màu như đỏ,  xanh, lam, vàng, đen.

Trải qua nhiều năm, sứ Cảnh Đức Trấn đã trở thành biểu tượng văn hóa cho nét đẹp gốm Trung Quốc. Nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Trung Quốc, đại diện cho văn hóa truyền thống rực rỡ của đất nước tỉ dân này. Từ hàng ngàn năm qua, chất lượng và độ tinh xảo của đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn được biết đến nhiều trên khắp thế giới.  

Ưu điểm nổi trội của gốm Việt so với các nước khác trong khu vực châu Á

Trong số các làng gốm cổ truyền Việt Nam thì nổi bật nhất là gốm Bát Tràng và gốm Phù Lãng. Với niềm đam mê với nghề gốm, sự kiên trì, tỉ mỉ, cần cù và sức sáng tạo, các nghệ sĩ gốm Việt Nam đã và đang tiếp tục hành trình viết và khẳng định thương hiệu, tên tuổi gốm Việt trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, đồ gốm sứ màu mang bản sắc Việt đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ đồ sứ màu Trung Quốc bởi đồ sứ Trung Quốc rẻ lại đa dạng về mẫu mã và màu sắc, thế nhưng nó cũng mang lại những tác hại to lớn đến với sức khỏe người tiêu dùng.

Các sản phẩm gốm mang bản sắc Việt được các nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm tự tay làm nên, vì vậy chúng thường sở hữu những nét vẽ uyển chuyển, có đậm có thanh, nét to nét nhỏ. Hơn nữa, mỗi một sản phẩm làm ra đều là duy nhất, độc bản và không có cái thứ hai. Đây cũng chính là điều làm gốm Việt trở nên khác biệt cũng như giúp người mua hàng dễ dàng phân biệt và so sánh với các loại gốm khác trên thị trường.

     Những sản phẩm của gốm Việt ngày càng tìm được vị thế nhất định và khẳng định được giá trị độc đáo

Mặt khác, nếu xét về gốm Trung Quốc thì thường dùng các họa tiết, hoa văn decal dán lên, sau đó tráng sơ qua lửa để mực ăn sâu vào lớp men chứ không vẽ trực tiếp và kỳ công như ở gốm Bát Tràng.

Gốm Việt được đặc trưng bởi những màu sắc tao nhã, sang trọng và gần gũi với đời sống hàng ngày của người Việt như màu xanh lá, màu huyết dụ, màu xanh non, đại thanh… Trong khi đó, màu sắc của gốm sứ Trung Quốc lại đa dạng, sặc sỡ và thu hút người nhìn hơn như đỏ, vàng, xanh đậm. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì những màu sắc sặc sỡ này sẽ phai nhạt dần và không còn giữ được độ đồng đều. Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm Việt đều được làm thủ công nên sản phẩm cho người dùng có cảm giác cầm chắc tay hơn rất nhiều so với hàng Trung Quốc, đồng thời gốm Việt có độ bền cao nên không lo bị sứt mẻ trong quá trình sử dụng. Hầu hết các loại gốm sứ Việt trước khi đến tay người tiêu dùng thường được phủ một lớp men bóng bên ngoài. Điều này không chỉ giúp bảo vệ lớp hoa văn bên trong không bị phai màu theo thời gian mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng. Về lớp men, khi sử dụng gốm sứ màu Trung Quốc một thời gian dài, người dùng sẽ cảm nhận thấy rõ sự khác biệt như các họa tiết, hoa văn trê gốm có hiện tượng bị mờ và bong tróc, từ đó làm giảm đi giá trị sản phẩm dù bạn không tác động gì đến nó.

                                         Bộ gốm Nghiên mực Tàu và chân nến của nghệ sĩ Gốm Vinh

Một ưu điểm khác rất lớn của gốm Việt, đó là đồ gốm sứ mang bản sắc Việt có giá thành tương đối hợp lý với thu nhập của nhiều người. Hơn nữa, sản phẩm lại chú trọng đến chất lượng, kiểu dáng, màu sắc đa dạng nhằm đáp ứng hoàn hảo theo mong muốn của từng khách hàng. Trong khi đó, cũng với gốm sứ Trung Quốc, tuy có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng gốm sứ mang bản sắc Việt bởi chúng thiên về sản xuất các mặt hàng nhanh và đại trà trong thời gian ngắn nhất cùng nguồn nhân công dồi dào, thay vì quan tâm đến chất lượng của từng sản phẩm.

Sự sáng tạo dồi dào của nghệ sĩ gốm Việt Nam đem đến những tinh hoa và đổi mới trên tinh thần gốm Việt truyền thống

Nhiều năm trở lại đây, ngành gốm sứ của Việt Nam gặp những khó khăn nhất định. Trở ngại thứ nhất là nguy cơ bị mai một, thất truyền vì không có ai đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc cần nhiều sự kiên trì này. Nguyên nhân gây ra sự khó khăn thứ hai là đa số hiện nay các nhà sản xuất gốm sứ hiện nay đều vẫn sản xuất dựa vào sức người, kinh nghiệm gia truyền và những kỹ thuật thủ công. Không chỉ vậy, vấn đề lao động có tay nghề cao và lao động trẻ đang ngày càng bị thiếu hụt. Đối với những công đoạn như tạo hình, vẽ họa tiết, làm men, lò đốt thường bí quyết ai người nấy giữ, không có sự học hỏi, trao đổi nhiều giữa các nghệ sĩ gốm để nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã đa dạng cho ngành gốm sứ Việt Nam.

Triển vọng đưa Gốm Việt vươn xa thị trường quốc tế

Việt Nam hiện đang có 12 làng nghề còn lưu giữ truyền thống gốm sứ. Một số làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Bồ Bát (Ninh Bình), gốm Long Phương (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà, gốm Chu Đậu (Hải Dương), gốm Tân Vạn (Đồng Nai), gốm Phước Tích (Huế), gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), gốm Thanh Hà và gốm Tân Phước Khánh (Bình Phước).

Dân tộc Việt Nam ta là một trong những dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước sớm nhất của nền văn minh sau thời kỳ Công nguyên. Với lịch sử hơn bốn ngàn năm từ thời Văn Lang, với nền văn minh đồ đồng Đông Sơn rực rỡ, mỹ thuật Việt Nam có nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực gốm sứ.

Gốm Việt Nam từng có thời gian phát triển rực rỡ trong lịch sử, kéo dài từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn. Đây được xem là giai đoạn dài từ sơ khởi cho đến thời kỳ đỉnh cao. Văn hóa mỹ thuật gốm thời Đông Sơn nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc, Nam Việt là cầu nối nghệ thuật cho sự phát triển của đồ đồng.

Nghệ sĩ gốm Việt đem sự sáng tạo đổi mới áp dụng lên những sản phẩm gốm truyền thống giúp gốm Việt lan xa trên thị trường quốc tế

Nhật Bản vốn là một quốc gia có lịch sử hình thành gốm sứ lâu đời đem gốm Nhật vươn đi xa. Các dòng bình hoa và đồ gốm Nhật Bản không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn vươn ra khắp thế giới với nét đặc trưng riêng. Gốm Nhật có một vẻ đẹp sang trọng, cổ kính, với tính đặc trưng rất riêng. Được xem là một trong những hình thức thủ công mỹ nghệ lâu đời, gốm Nhật sở hữu nét đẹp tỉ mỉ, cầu kỳ, tinh tế bởi sự tác động của văn hóa trà đạo lên đời sống con người là rất lớn. Nghệ nhân gốm Nhật Bản đã phát triển những kỹ thuật cẩn mật, tinh tế để sáng tạo ra kết cấu, hình dạng và màu sắc độc đáo như việc sử dụng màu men tự nhiên và phương pháp nung gốm. Bên cạnh đó gốm Nhật cũng được biết đến với đặc trưng là mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên, với nhiều sự bài trí và hoa văn, họa tiết kết hợp các yếu tố của thế giới tự nhiên như hoa, lá và động vật.

        Gốm Nhật Bản nổi tiếng bởi đặc trưng rất riêng của xứ sở Phù Tang và nét đẹp trong văn hóa trà đạo

Sự kết hợp giữa gốm Nhật Bản với gốm Phù Lãng, Bắc Ninh chính là trọng tâm của dự án gốm mà nghệ nhân Nhật Bản dồn tâm huyết. Nghệ nhân gốm Nhật Bản Onimaru Yukuse, Công ty TNHH Onimaru Setsuzan Kamamoto, Fukuoka, Nhật Bản đã khởi động dự án dậy gốm cho các nghệ sĩ gốm ở làng Phù Lãng, Bắc Ninh. Mẻ gốm đầu tiên ra lò với 1000 sản phẩm cho thấy hiệu quả và tiềm năng phát triển ở thị trường Nhật Bản.

Nghệ nhân Onimaru cũng mong muốn đưa các sản phẩm kết hợp với gốm Phù Lãng sẽ vươn xa ra các thị trường khác trên thế giới như thị trường châu Âu hay châu Mỹ. Tại dự án lần này, nghệ nhân người Nhật cũng chủ trương xây dựng lò đốt mới nhằm tiết kiệm nhiên liệu và thời gian nung gốm.

                   

Nghệ nhân Bùi Văn Huân là một nghệ sĩ gốm nổi tiếng của làng gốm Phù Lãng đang thực hiện dự án với đối tác Nhật Bản

Gốm Việt gắn liền với cuộc sống của người Việt như một chứng nhân lịch sử, phát triển theo dòng lịch sử dân tộc, lúc thịnh lúc suy. Ngành gốm sứ Việt nói riêng và mỹ thuật Việt Nam nói chung đã chứng kiến giai đoạn phát triển hưng thịnh, rực rỡ, đóng góp cho nền văn minh chung của các quốc gia châu Á nói riêng và nhân loại nói chung. Sự sáng tạo kỹ thuật men với nhiều chủng loại độc đáo, với vị trí, phong cách độc bản, đặc thù, mang đựng tinh thần gốm Việt sẽ tồn tại trong ký ức phát triển gốm sứ của toàn bộ nền văn minh nhân loại./.

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000