Xem nhiều nhất
BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000
Vui Tết Trung thu cùng sắc màu hội họa của các họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Việt Nam đương đại
Vui Tết Trung thu cùng sắc màu hội họa của các họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Việt Nam đương đại
Từ trước đến nay, Tết Trung thu đã đi sâu vào tiềm thức người Việt khi thể hiện đậm nét và độc đáo nét truyền thống văn hóa đặc trưng của Việt Nam nói riêng cũng như các nước phương Đông nói chung. Để bộc lộ tình yêu với đêm hội trăng rằm Trung thu và tình cảm với những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc, các họa sĩ của mỹ thuật Việt Nam đương đại cũng đã cho ra đời những tác phẩm tranh Trung thu với hình ảnh đầu lân, trẻ em, mâm cỗ, đêm trăng Rằm tròn vành vạnh… Hãy cùng Vietnam Gallery tìm hiểu về Tết Trung thu qua hội họa Việt Nam đương đại qua bài viết dưới đây.

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng

Mở đầu loạt tranh là sự góp mặt của họa sĩ Hoàng Việt Thắng.

                     

                                                                  Mùa thu và những đóa hoa cúc

Vốn là họa sĩ “tay ngang” đi vào lĩnh vực hội họa, người họa sĩ Hà Nội này mang trong ký ức của mình những hình ảnh và kỷ niệm đặc trưng về Tết Thiếu nhi từ giai đoạn những năm 1990. Chúng ta có thể thấy trong tranh của Hoàng Việt Thắng phảng phất nét cổ điển, xen lẫn sự hoài niệm với những nét xưa cũ, gợi lên bởi cách lựa chọn chủ thể và màu sắc hòa quyện với nhau.

                                                   Ký ức Tết Trung thu xưa của Hoàng Việt Thắng

Họa sĩ lựa chọn những tông màu rực rỡ để thể hiện tuy nhiên vẫn đảm bảo sử dụng tone trầm nhẹ để thể hiện không khí cổ điển, tái hiện lại thành công bầu không khí xưa cũ của những đêm hội trăng Rằm Trung thu xưa. Họa sĩ Hoàng Việt Thắng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Vì thế, họa sĩ thấm nhuần nét đẹp văn hóa và những phong tục, tập quán của người Hà Nội. Những nét đẹp Hà Nội thể hiện đậm nét trong từng bức tranh của anh, và đó là vô vàn những nét đẹp trong cuộc sống được họa sĩ Hoàng Việt Thắng bắt được những khoảnh khắc đắt giá để thể hiện trong tranh của mình.

 

                                            "Đầu Lân Sư" - Tranh acrylic của họa sĩ Hoàng Việt Thắng

Ngày xưa, Tết Thiếu nhi là thời điểm mà đường phố ngập tràn sắc màu, không khí nhộn nhịp với những món đồ chơi quen thuộc của tuổi thơ như Đầu Lân sư tử, đèn lồng, đèn ông sao, mẹt tre… và tinh thần đó vẫn tồn tại trong những họa phẩm của họa sĩ Hoàng Việt Thắng – người lưu giữ lại những nét đẹp hoài niệm của tuổi thơ về những mùa Tết Trung thu không thể nào quên.

                  Nét vẽ của họa sĩ có thiên hướng sử dụng tông màu trầm lặng, không quá ồn ào náo nhiệt nhưng vẫn đủ sức để khiến cho người xem mê đắm

                     

                                                         Hoa cúc vàng phai nhuốm màu thời gian

Ký ức xưa về một Hà Nội xưa cũ cách đây 25-30 năm được họa sĩ thể hiện xuất thần và vô cùng thu hút qua những nét đẹp cổ điển, hoài cổ. Họa sĩ thường lựa chọn những hình ảnh giản dị nhưng đắt giá và đặc trưng cho mùa thu của Hà Nội, đó là con lân, pháo quay tay, quả na, quả hồng, quả thị, bình hoa mẫu đơn, bánh Trung thu, chén trà, mẹt tre...

                       

                Tranh của Hoàng Việt Thắng đi sâu vào khai thác vẻ đẹp hoài niệm, phảng phất chút hoài cổ của Hà Nội xưa

Tuy chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt được góp nhặt từ ngoài đời sống vào tranh nhưng đã khẳng định tên tuổi của Hoàng Việt Thắng trong làng hội họa Việt Nam đương đại. Những hình ảnh giản dị nhưng làm sống dậy thời xưa của Hà Nội mùa thu, của những mùa Trung thu trăng tròn tháng 8 âm lịch rực rỡ tỏa sáng trên bầu trời được Hoàng Việt Thắng thể hiện một cách sinh động trong thế giới hội họa của mình.

                     

                  Tranh Trung thu của họa sĩ Hoàng Việt Thắng đầy ắp các hình ảnh quen thuộc của Tết Trung thu truyền thống

                   

Họa sĩ Hoàng Việt Thắng có xu hướng sử dụng tông màu trầm, tối, làm nổi bật vẻ đẹp hoài cổ của một thời xưa cũ. Những chi tiết tuy nhỏ bé, giản dị nhưng là đặc trưng không thể trộn lẫn ở vùng miền khác, mang màu sắc rất riêng của mùa thu Hà Nội.

                     

               Vết tích còn vương sót lại từ hoài niệm và bóng dáng thời gian trong tranh Hoàng Việt Thắng

Họa sĩ Trương Mạnh Sáng

Họa sĩ Trương Mạnh Sáng xuất thân từ mảnh đất Bắc Kạn và chuyên về đề tài miền núi. Anh có đặc trưng vẽ hoạt họa và tranh minh họa, thể hiện nét tinh nghịch tươi vui. Tranh của anh thường xuất hiện chủ thể đặc trưng của miền núi như cây đàn tính, trẻ em chăn trâu, trẻ em miền núi, em bé Sán Chỉ, chú mèo tam thể, nhị thể cuộn tròn bên lò sưởi, người đẹp Núi Hoa, những người phụ nữ vùng núi Dao Tiền với những bộ trang phục sặc sỡ… Những họa phẩm của anh như muốn thu hết tất cả sự rực rỡ của thiên nhiên và tình người vùng núi ấm áp, họa sĩ Trương Sáng luôn mong muốn đem đến những giá trị hội họa đích thực khi kết hợp hoàn hảo sự ảnh hưởng của hội họa truyền thống dưới góc nhìn hiện đại.

                                 

         Chiếc đèn lồng ông sao và vầng trăng tròn Rằm Tháng Tám đem đến không khí Trung thu đậm chất miền núi Tây Bắc

Với đề tài Tết Trung thu, họa sĩ Mạnh Sáng mong muốn truyền đạt vào những tác phẩm của mình không khí vui tươi khi khắc họa Tết Thiếu nhi giản dị nhưng vẫn ấm áp tình người. Đó đôi khi chỉ đơn giản là chiếc đèn ông sao, đèn lồng cá chép… Tết Thiếu nhi ở vùng núi thường xuất hiện thêm trong tranh Trương Mạnh Sáng là đặc trưng mà ít người để ý, đó chính là chi tiết quan trọng nhất: trăng Rằm tháng Tám tròn vành vạnh trên nền trời. Nếu chịu khó quan sát hoặc người yêu tranh của Mạnh Sáng sẽ không còn lạ lẫm gì với hình ảnh vầng trăng xuất hiện với một tần suất dầy đặc và thường xuyên trong tranh anh, lúc thì trăng khuyết, lúc lại trăng tròn. Họa sĩ cho rằng, vầng trăng là linh hồn của bức tranh, đặc biệt là thời điểm Tết Trung thu, khi mà nhà nhà ngồi trông trăng, phá cỗ.

                                 

                                    Hình ảnh và màu sắc vui tươi, tinh nghịch trong tranh của họa sĩ Trương Mạnh Sáng 

Với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và sinh hoạt theo lịch trăng của người Việt Nam, mặt trăng và chu kỳ trăng có ảnh hưởng trực tiếp và nhất định đến đời sống của nhân dân ta. Việc “điển hình hóa” hình ảnh trăng là cách để họa sĩ Trương Mạnh Sáng diễn giải một “ẩn dụ” thẩm mỹ mang tính biệt lập, nghĩa là anh “cá nhân hóa” hình ảnh đó để tạo nên dấu ấn đặc trưng cho những sáng tác hội họa của mình.

                                 

                                    Chiếc đèn cá chép hiện lên giản dị và tinh tế trong tranh của họa sĩ Mạnh Sáng

Thông qua những họa phẩm từ xưa đến nay của họa sĩ Việt, Tết Trung thu hiện lên vô cùng đáng mến, đáng nhớ, ghi dấu ấn sâu đậm vô cùng trong lòng người yêu nghệ thuật. Mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, quyến rũ đến nao lòng, và đêm trăng sáng phá cỗ từ bao năm nay đã in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam, không chỉ trong đời thực mà còn được tái hiện sống động trong thế giới hội họa mỗi độ thu về. Nếu có ai đó muốn tìm lại không khí Trung thu xưa, không gì dễ hơn là ngắm tranh của các họa sĩ nổi tiếng. Với các danh họa thì sắc màu trong tranh không chỉ đơn thuần là sự ghi chép mà còn là hiện thân cho những khao khát cá nhân./.

 

 

 

 

Chia sẻ :

BEST SELLER
Echoing
15,000,000 20,000,000
Trái tim Ấn Độ
10,000,000 15,000,000
Quay vòng
10,000,000 15,000,000
Trong rừng sâu
20,000,000 25,000,000
Năng lượng hạt nhân
10,000,000 15,000,000
Khởi đầu mới
10,000,000 15,000,000
Ký tự K
10,000,000 15,000,000