Trạch thượng hữu địa lâm
Họa sĩ: Đoàn Ngọc Vững
Chất liệu: Sơn mài tổng hợp trên vải bồi Gesso.
Kích thước: 50 x 70 cm
Giá bán: 84 triệu
Free Shipping Worldwide
Cash On Delivery
Special Gift Card
24/7 Customer Service
Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết. Quẻ này ngụ ý cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Tuy nhiên nếu tiết chế quá mức, buộc người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa. Thoán truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: “Tiết dụng nhi ái dân” (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân). Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trong sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử, dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế hoạch hoá ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tượng truyện quẻ Khiêm (xứng vật bình thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).
Họa sĩ Đoàn Ngọc Vững đã thấu hiểu điều đó và anh đã đưa họa phẩm của mình đến trình độ biểu đạt được những thông điệp đó. Người họa sĩ không chỉ biểu đạt được hiệu quả thẩm mỹ mà điều quan trọng hơn cả chính là những ẩn ý và truyền đạt những ý niệm trong tác phẩm đó.